Mặc dù xuất khẩu tăng, nhưng do đồng USD tăng giá so với các đồng tiền khác trong khi nhu cầu từ các thị trường nước ngoài thu hẹp nên cán cân xuất nhập khẩu của Mỹ trong tháng Tư vừa qua thâm hụt cao hơn dự kiến.
Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 4/6 cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu của Mỹ trong tháng Tư vừa qua, cả hàng hóa và dịch vụ, đạt 187,4 tỷ USD, tăng 1,2% so với tháng trước. Đây là kim ngạch xuất khẩu cao nhất của Mỹ trong 4 tháng qua.
Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu cũng tăng mạnh 2,4%, đạt 227,7 tỷ USD khiến cán cân xuất nhập khẩu thâm hụt 40,3 tỷ USD, tăng 8,5% so với mức thâm hụt 37,1 tỷ USD của tháng trước đó. Mức thâm hụt này cũng cao hơn mức dự kiến được các chuyên gia kinh tế đưa ra trước đó.
Nếu tính theo thị trường, kim ngạch xuất khẩu của Mỹ sang thị trường 27 nước Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục giảm trong tháng Tư năm nay với tỷ lệ giảm là 7,9%. Tính trong 4 tháng đầu năm, xuất khẩu của Mỹ sang EU giảm tổng cộng 7,4% so với cùng kỳ năm trước.
Theo giới phân tích, tác động từ cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này và khiến thâm hụt thương mại của Mỹ với EU trong tháng Tư tăng 25,6%, lên 12,4 tỷ USD.
Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc trong tháng Tư cũng lần đầu tiên bị giảm sau nhiều năm duy trì ở đà tăng nhẹ. Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc giảm 4,7% trong tháng Tư, nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm vẫn tăng 4,8%.
Với ưu thế có tới 1,3 tỷ dân, Trung Quốc là một trong những thị trường phát triển nhanh cho hàng hóa Mỹ. Tuy nhiên bên cạnh đó, Trung Quốc cũng là nơi xuất khẩu sang Mỹ với tốc độ chóng mặt. Cụ thể, nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc trong tháng Tư tăng vọt 21,2%, khiến thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc tăng lên 24,1 tỷ USD, so với 17,9 tỷ trong tháng Ba năm nay. Đây là mức thâm hụt thương mại cao nhất của Mỹ với Trung Quốc kể từ đầu năm nay.
Tốc độ xuất khẩu chậm đã làm giảm chỉ số hoạt động trong tháng Năm vừa qua của các nhà máy, công xưởng ở Mỹ xuống còn 49 điểm so với 50,7 điểm trong tháng Tư, mức thấp nhất kể từ tháng 6/2009. Chỉ số hoạt động dưới ngưỡng 50 điểm là dấu hiệu cho thấy kinh tế Mỹ đang bị co lại.
Trước thực trạng này, giới chuyên gia dự báo mức tăng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý 2 năm nay có thể chỉ đạt 2,0%, thấp hơn so với mức tăng 2,4% trong quý đầu tiên./.
Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ công bố ngày 4/6 cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu của Mỹ trong tháng Tư vừa qua, cả hàng hóa và dịch vụ, đạt 187,4 tỷ USD, tăng 1,2% so với tháng trước. Đây là kim ngạch xuất khẩu cao nhất của Mỹ trong 4 tháng qua.
Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu cũng tăng mạnh 2,4%, đạt 227,7 tỷ USD khiến cán cân xuất nhập khẩu thâm hụt 40,3 tỷ USD, tăng 8,5% so với mức thâm hụt 37,1 tỷ USD của tháng trước đó. Mức thâm hụt này cũng cao hơn mức dự kiến được các chuyên gia kinh tế đưa ra trước đó.
Nếu tính theo thị trường, kim ngạch xuất khẩu của Mỹ sang thị trường 27 nước Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục giảm trong tháng Tư năm nay với tỷ lệ giảm là 7,9%. Tính trong 4 tháng đầu năm, xuất khẩu của Mỹ sang EU giảm tổng cộng 7,4% so với cùng kỳ năm trước.
Theo giới phân tích, tác động từ cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này và khiến thâm hụt thương mại của Mỹ với EU trong tháng Tư tăng 25,6%, lên 12,4 tỷ USD.
Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc trong tháng Tư cũng lần đầu tiên bị giảm sau nhiều năm duy trì ở đà tăng nhẹ. Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc giảm 4,7% trong tháng Tư, nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm vẫn tăng 4,8%.
Với ưu thế có tới 1,3 tỷ dân, Trung Quốc là một trong những thị trường phát triển nhanh cho hàng hóa Mỹ. Tuy nhiên bên cạnh đó, Trung Quốc cũng là nơi xuất khẩu sang Mỹ với tốc độ chóng mặt. Cụ thể, nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc trong tháng Tư tăng vọt 21,2%, khiến thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc tăng lên 24,1 tỷ USD, so với 17,9 tỷ trong tháng Ba năm nay. Đây là mức thâm hụt thương mại cao nhất của Mỹ với Trung Quốc kể từ đầu năm nay.
Tốc độ xuất khẩu chậm đã làm giảm chỉ số hoạt động trong tháng Năm vừa qua của các nhà máy, công xưởng ở Mỹ xuống còn 49 điểm so với 50,7 điểm trong tháng Tư, mức thấp nhất kể từ tháng 6/2009. Chỉ số hoạt động dưới ngưỡng 50 điểm là dấu hiệu cho thấy kinh tế Mỹ đang bị co lại.
Trước thực trạng này, giới chuyên gia dự báo mức tăng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý 2 năm nay có thể chỉ đạt 2,0%, thấp hơn so với mức tăng 2,4% trong quý đầu tiên./.
(TTXVN)