Theo Bộ Thương mại Mỹ, thâm hụt thương mại của nước này trong tháng 11/2011 đã tăng 10,4%, lên 47,8 tỷ USD, mức cao nhất trong vòng 5 tháng, so với con số dự báo 45,0 tỷ USD của các nhà phân tích.
Chính phủ Mỹ cũng đã điều chỉnh giảm số liệu thâm hụt thương mại ước tính ban đầu của tháng 10 xuống 43,3 tỷ USD.
Trong tháng 11/2011, nhập khẩu của Mỹ tăng 1,3%, lên 225,6 tỷ USD do người Mỹ mua hàng hóa công nghiệp nhiều hơn từ nước ngoài và chi nhiều tiền hơn để mua dầu mỏ. Đây là tháng có kim ngạch nhập khẩu tăng nhiều nhất kể từ tháng 5/2011. Giá dầu nhập khẩu trung bình tăng lên 102,50 USD/thùng, tăng 3,7% so với tháng 10 trong khi lượng dầu nhập khẩu cũng tăng lên.
Tuy nhiên, theo một báo cáo của Bộ Lao Động Mỹ, giá dầu giảm trong tháng 12/2011 đã đẩy mức giá nhập khẩu chung giảm xuống, dự báo mức thâm hụt thương mại của nước này có thể giảm vào cuối năm ngoái.
Cũng theo Bộ Thương mại Mỹ, trong giai đoạn trên, xuất khẩu giảm 0,9%, xuống 177,8 tỷ USD. Nhập khẩu cao hơn có thể là dấu hiệu về nhu cầu tiêu dùng gia tăng ở Mỹ, còn xuất khẩu giảm phản ánh sự hạ nhiệt tăng trưởng gần đây của nền kinh tế toàn cầu.
Báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ cũng cho thấy tình trạng mất cân bằng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã được cải thiện ở mức vừa phải. Theo đó, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc giảm 4,3%, xuống 26,9 tỷ USD trong tháng 11/2011, với xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc tăng lên 9,9 tỷ USD (số liệu chưa được điều chỉnh yếu tố theo mùa), là mức cao nhất kể từ tháng 12/2010.
Tính chung 11 tháng đầu năm 2011, Mỹ thâm hụt thương mại 512,8 tỷ USD, tăng 11,6% so với trước đó một năm; trong đó nhập khẩu tăng 15,1% còn xuất khẩu tăng 14,3%.
Với tỷ lệ thất nghiệp sụt giảm, sản lượng công nghiệp cao, kinh tế Mỹ có thể đã tăng tốc trong quý 4 kể cả khi kinh tế toàn cầu phải chật vật với cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu, có thể đẩy khu vực sử dụng đồng euro rơi vào suy thoái vào cuối năm 2011.
Bất chấp thương mại vẫn bị thâm hụt, người tiêu dùng Mỹ tỏ ra lạc quan về triển vọng kinh tế, việc làm.
Theo kết quả khảo sát do Thomson Reuters và University of Michigan thực hiện, đầu tháng Một này lòng tin người tiêu dùng Mỹ đã đạt mức cao nhất trong vòng 8 tháng qua, với chỉ số lòng tin tiêu dùng tăng lên 74 điểm từ 69,9 điểm, tháng thứ năm tăng liên tiếp và là tháng có mức tăng cao nhất kể từ tháng 5/2011./.
Chính phủ Mỹ cũng đã điều chỉnh giảm số liệu thâm hụt thương mại ước tính ban đầu của tháng 10 xuống 43,3 tỷ USD.
Trong tháng 11/2011, nhập khẩu của Mỹ tăng 1,3%, lên 225,6 tỷ USD do người Mỹ mua hàng hóa công nghiệp nhiều hơn từ nước ngoài và chi nhiều tiền hơn để mua dầu mỏ. Đây là tháng có kim ngạch nhập khẩu tăng nhiều nhất kể từ tháng 5/2011. Giá dầu nhập khẩu trung bình tăng lên 102,50 USD/thùng, tăng 3,7% so với tháng 10 trong khi lượng dầu nhập khẩu cũng tăng lên.
Tuy nhiên, theo một báo cáo của Bộ Lao Động Mỹ, giá dầu giảm trong tháng 12/2011 đã đẩy mức giá nhập khẩu chung giảm xuống, dự báo mức thâm hụt thương mại của nước này có thể giảm vào cuối năm ngoái.
Cũng theo Bộ Thương mại Mỹ, trong giai đoạn trên, xuất khẩu giảm 0,9%, xuống 177,8 tỷ USD. Nhập khẩu cao hơn có thể là dấu hiệu về nhu cầu tiêu dùng gia tăng ở Mỹ, còn xuất khẩu giảm phản ánh sự hạ nhiệt tăng trưởng gần đây của nền kinh tế toàn cầu.
Báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ cũng cho thấy tình trạng mất cân bằng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã được cải thiện ở mức vừa phải. Theo đó, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc giảm 4,3%, xuống 26,9 tỷ USD trong tháng 11/2011, với xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc tăng lên 9,9 tỷ USD (số liệu chưa được điều chỉnh yếu tố theo mùa), là mức cao nhất kể từ tháng 12/2010.
Tính chung 11 tháng đầu năm 2011, Mỹ thâm hụt thương mại 512,8 tỷ USD, tăng 11,6% so với trước đó một năm; trong đó nhập khẩu tăng 15,1% còn xuất khẩu tăng 14,3%.
Với tỷ lệ thất nghiệp sụt giảm, sản lượng công nghiệp cao, kinh tế Mỹ có thể đã tăng tốc trong quý 4 kể cả khi kinh tế toàn cầu phải chật vật với cuộc khủng hoảng nợ của châu Âu, có thể đẩy khu vực sử dụng đồng euro rơi vào suy thoái vào cuối năm 2011.
Bất chấp thương mại vẫn bị thâm hụt, người tiêu dùng Mỹ tỏ ra lạc quan về triển vọng kinh tế, việc làm.
Theo kết quả khảo sát do Thomson Reuters và University of Michigan thực hiện, đầu tháng Một này lòng tin người tiêu dùng Mỹ đã đạt mức cao nhất trong vòng 8 tháng qua, với chỉ số lòng tin tiêu dùng tăng lên 74 điểm từ 69,9 điểm, tháng thứ năm tăng liên tiếp và là tháng có mức tăng cao nhất kể từ tháng 5/2011./.
Hải Yến (TTXVN/Vietnam+)