Ngày 6/12, Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh (VCCI-HCMC) phối hợp với Liên đoàn Công nghiệp Ấn Độ (CII), tổ chức hội thảo và giao lưu thương mại “Cơ hội tiềm năng để đẩy mạnh quan hệ thương mại, đầu tư giữa Việt Nam-Ấn Độ.”
Hội thảo giới thiệu đến các doanh nghiệp môi trường đầu tư của Ấn Độ, thông tin về tình hình kinh tế và những chính sách trong phát triển quan hệ kinh tế của Việt Nam-Ấn Độ; Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Ấn Độ và những tác động của Hiệp định đến quan hệ thương mại song phương; cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt trong lĩnh vực như giáo dục đào tạo, nông nghiệp, dược phẩm…
Ngoài chương trình hội thảo, doanh nghiệp Việt Nam-Ấn Độ còn có cơ hội gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với các đối tác ở lĩnh vực máy móc thiết bị, giao thông vận tải, thương mại tổng hợp…
Ông Võ Tân Thành, Giám đốc VCCI-HCMC, cho biết, một tín hiệu đáng mừng là mức thâm hụt thương mại giữa Việt Nam-Ấn Độ đang dần thu hẹp lại, cụ thể trong sáu tháng đầu năm 2012, chỉ ở mức trên 330 triệu USD, giảm 45% so với cùng kỳ năm 2011 đồng thời, trao đổi thương mại hai nước đã có khuôn khổ pháp lý ổn định và nhiều hiệp định hợp tác được ký kết đã tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư… của Việt Nam và Ấn Độ phát triển mạnh mẽ.
Riêng lĩnh vực đầu tư cũng tăng trưởng theo hướng khả quan, nhưng vẫn còn ở mức hạn chế với khoảng 61 dự án của Ấn Độ đầu tư vào Việt Nam, có tổng vốn đăng ký hơn 250 triệu USD. Thời gian tới, cộng đồng doanh nghiệp hai nước, đặc biệt là doanh nghiệp Việt Nam cần tích cực chủ động, tập trung nâng cao năng lực và chú trọng hơn nữa vào thị trường có quy mô lớn như Ấn Độ. Các cơ quan, trung tâm xúc tiến thương mại Việt Nam-Ấn Độ sẽ tăng cường hỗ trợ về thông tin, hợp tác giải quyết các vướng mắc về giao thương, đầu tư…để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.
Theo ngài Ranjit Rae, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam, Ấn Độ đang triển khai chính sách hướng Đông không những trên các lĩnh vực văn hóa, lịch sử, giáo dục… mà còn đẩy mạnh các cam kết hợp tác kinh tế thông qua đường bộ, đường thủy và hàng không, tạo cầu nối phát triển thương mại, đầu tư, dịch vụ với cộng đồng ASEAN, trong đó có Việt Nam.
Cán cân thương mại Việt Nam-Ấn Độ ngày càng được cải thiện, nhưng các hoạt động kinh tế giữa hai nước có xu hướng giảm so với năm trước. Việt Nam và Ấn Độ, phải tích cực chọn lựa ra những lĩnh vực đầu tư, nhóm ngành hàng có khả năng cạnh tranh, mang lại lợi ích kinh tế cao để thực hiện khảo sát, nghiên cứu đưa ra các sáng kiến hỗ trợ hợp lý,.../.
Hội thảo giới thiệu đến các doanh nghiệp môi trường đầu tư của Ấn Độ, thông tin về tình hình kinh tế và những chính sách trong phát triển quan hệ kinh tế của Việt Nam-Ấn Độ; Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Ấn Độ và những tác động của Hiệp định đến quan hệ thương mại song phương; cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt trong lĩnh vực như giáo dục đào tạo, nông nghiệp, dược phẩm…
Ngoài chương trình hội thảo, doanh nghiệp Việt Nam-Ấn Độ còn có cơ hội gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với các đối tác ở lĩnh vực máy móc thiết bị, giao thông vận tải, thương mại tổng hợp…
Ông Võ Tân Thành, Giám đốc VCCI-HCMC, cho biết, một tín hiệu đáng mừng là mức thâm hụt thương mại giữa Việt Nam-Ấn Độ đang dần thu hẹp lại, cụ thể trong sáu tháng đầu năm 2012, chỉ ở mức trên 330 triệu USD, giảm 45% so với cùng kỳ năm 2011 đồng thời, trao đổi thương mại hai nước đã có khuôn khổ pháp lý ổn định và nhiều hiệp định hợp tác được ký kết đã tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư… của Việt Nam và Ấn Độ phát triển mạnh mẽ.
Riêng lĩnh vực đầu tư cũng tăng trưởng theo hướng khả quan, nhưng vẫn còn ở mức hạn chế với khoảng 61 dự án của Ấn Độ đầu tư vào Việt Nam, có tổng vốn đăng ký hơn 250 triệu USD. Thời gian tới, cộng đồng doanh nghiệp hai nước, đặc biệt là doanh nghiệp Việt Nam cần tích cực chủ động, tập trung nâng cao năng lực và chú trọng hơn nữa vào thị trường có quy mô lớn như Ấn Độ. Các cơ quan, trung tâm xúc tiến thương mại Việt Nam-Ấn Độ sẽ tăng cường hỗ trợ về thông tin, hợp tác giải quyết các vướng mắc về giao thương, đầu tư…để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.
Theo ngài Ranjit Rae, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam, Ấn Độ đang triển khai chính sách hướng Đông không những trên các lĩnh vực văn hóa, lịch sử, giáo dục… mà còn đẩy mạnh các cam kết hợp tác kinh tế thông qua đường bộ, đường thủy và hàng không, tạo cầu nối phát triển thương mại, đầu tư, dịch vụ với cộng đồng ASEAN, trong đó có Việt Nam.
Cán cân thương mại Việt Nam-Ấn Độ ngày càng được cải thiện, nhưng các hoạt động kinh tế giữa hai nước có xu hướng giảm so với năm trước. Việt Nam và Ấn Độ, phải tích cực chọn lựa ra những lĩnh vực đầu tư, nhóm ngành hàng có khả năng cạnh tranh, mang lại lợi ích kinh tế cao để thực hiện khảo sát, nghiên cứu đưa ra các sáng kiến hỗ trợ hợp lý,.../.
Mỹ Phương (TTXVN)