Nhằm tiếp tục ghi nhận ý kiến trong việc thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2012, sáng 21/6, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức Hội thảo tham vấn Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh của Việt Nam.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương cho biết Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thể hiện chủ trương, chính sách, nỗ lực và quyết tâm của Việt Nam trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Mục tiêu của kế hoạch hành động là thực hiện tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế theo hướng khuyến khích các ngành kinh tế sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên thiên nhiên với giá trị gia tăng cao. Thứ trưởng mong muốn nhận được sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế trong việc triển khai các hoạt động cụ thể của kế hoạch hành động.
Bà Pratibha Mehta, điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam cho biết kế hoạch hành động của Việt Nam cần có những ưu tiên để thực hiện trong mỗi giai đoạn cụ thể. Hơn nữa, ngoài việc có kế hoạch hành động quốc gia thì Việt Nam cần có các chương trình hành động của từng địa phương để Chiến lược tăng trưởng xanh được thực hiện một cách hiệu quả nhất.
Đại diện của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho rằng để thực hiện Chiến lược xanh cần có sự đồng thuận của cả chính quyền Trung ương và địa phương cũng như các ngành và lĩnh vực. Chính quyền Trung ương cần phát huy vai trò trong việc điều phối huy động và quản lý các nguồn tài chính cho Chiến lược tăng trưởng xanh. Đặc biệt, nên điều phối vai trò của khu vực tư nhân trong việc thực hiện các hoạt động cụ thể.
Theo Dự thảo kế hoạch, các hành động được phân loại theo 4 dạng bao gồm nâng cao nhận thức; tăng cường thể chế; tái cấu trúc và đổi mới công nghệ. Tổng cộng sẽ có 62 hành động bao gồm các hành động chung hỗ trợ tổ chức thực hiện, thí điểm quy mô nhỏ tại địa phương; tăng trưởng cácbon thấp; xanh hóa sản xuất và xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững.
Dự thảo lấy ý kiến của đại diện các tổ chức trong nước và quốc tế trên các vấn đề về dự toán ngân sách, nguồn trong nước, quốc tế; những điểm còn thiếu trong kế hoạch hành động tăng trưởng xanh của các tỉnh, thành phố và vùng; Lịch trình thông qua kế hoạch hành động và việc chuẩn bị, thực hiện cho những dự án cụ thể.
Tại hội thảo, đại diện các tổ chức trong nước và quốc tế cũng đã thảo luận tích cực về dự thảo, chia sẻ những đánh giá cũng như kinh nghiệm nhằm giúp hoàn thiện hơn kế hoạch hành động của Việt Nam, qua đó đảm bảo cho một lộ trình thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh có hiệu quả trong thời gian tới./.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương cho biết Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thể hiện chủ trương, chính sách, nỗ lực và quyết tâm của Việt Nam trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Mục tiêu của kế hoạch hành động là thực hiện tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế theo hướng khuyến khích các ngành kinh tế sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên thiên nhiên với giá trị gia tăng cao. Thứ trưởng mong muốn nhận được sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế trong việc triển khai các hoạt động cụ thể của kế hoạch hành động.
Bà Pratibha Mehta, điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam cho biết kế hoạch hành động của Việt Nam cần có những ưu tiên để thực hiện trong mỗi giai đoạn cụ thể. Hơn nữa, ngoài việc có kế hoạch hành động quốc gia thì Việt Nam cần có các chương trình hành động của từng địa phương để Chiến lược tăng trưởng xanh được thực hiện một cách hiệu quả nhất.
Đại diện của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho rằng để thực hiện Chiến lược xanh cần có sự đồng thuận của cả chính quyền Trung ương và địa phương cũng như các ngành và lĩnh vực. Chính quyền Trung ương cần phát huy vai trò trong việc điều phối huy động và quản lý các nguồn tài chính cho Chiến lược tăng trưởng xanh. Đặc biệt, nên điều phối vai trò của khu vực tư nhân trong việc thực hiện các hoạt động cụ thể.
Theo Dự thảo kế hoạch, các hành động được phân loại theo 4 dạng bao gồm nâng cao nhận thức; tăng cường thể chế; tái cấu trúc và đổi mới công nghệ. Tổng cộng sẽ có 62 hành động bao gồm các hành động chung hỗ trợ tổ chức thực hiện, thí điểm quy mô nhỏ tại địa phương; tăng trưởng cácbon thấp; xanh hóa sản xuất và xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vững.
Dự thảo lấy ý kiến của đại diện các tổ chức trong nước và quốc tế trên các vấn đề về dự toán ngân sách, nguồn trong nước, quốc tế; những điểm còn thiếu trong kế hoạch hành động tăng trưởng xanh của các tỉnh, thành phố và vùng; Lịch trình thông qua kế hoạch hành động và việc chuẩn bị, thực hiện cho những dự án cụ thể.
Tại hội thảo, đại diện các tổ chức trong nước và quốc tế cũng đã thảo luận tích cực về dự thảo, chia sẻ những đánh giá cũng như kinh nghiệm nhằm giúp hoàn thiện hơn kế hoạch hành động của Việt Nam, qua đó đảm bảo cho một lộ trình thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh có hiệu quả trong thời gian tới./.
Thúy Hiền (TTXVN)