Theo thống kê công bố ngày 10/9 của Tổng cục Thống kê Trung Quốc, thặng dư thương mại của nước này trong tháng Tám đạt 26,7 tỷ USD do xuất khẩu tăng nhẹ trong khi nhập khẩu giảm đáng kể.
Trong tháng Tám, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc tăng 2,7%, đạt 178 tỷ USD trong khi kim ngạch nhập khẩu giảm 2,6% xuống 151,3 tỷ USD. Tính trong tám tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2011 và kim ngạch nhập khẩu tăng 5,1%.
Tuy nhiên, sản lượng công nghiệp trong tháng Tám ở mức thấp nhất trong ba năm qua, trong khi lạm phát có xu hướng tăng lên. Chỉ số giá tiêu dùng trong tháng Tám tăng nhẹ 2% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên giá lương thực thực phẩm tăng 3,4%.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý 2 chỉ tăng trưởng 7,6% - mức thấp nhất trong ba năm qua. Trong khi đó, chỉ số lòng tin người tiêu dùng trong tháng Tám giảm 0,5 điểm so với tháng Bảy, xuống 86,21 điểm.
Những số liệu trên cho thấy Trung Quốc đang tăng trưởng chậm trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu vẫn trong tình trạng u ám, trong khi cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt và nền kinh tế Mỹ không có tín hiệu lạc quan hơn.
Chính phủ Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng trưởng 7,5% trong năm nay, giảm mạnh so với mức tăng trưởng kỷ lục 9,2% của năm 2011 và 10,4% của năm 2010.
Trước tình hình hiện nay, chuyên gia kinh tế Trung Quốc Lục Đĩnh (Lu Tinh) tại Ngân hàng Mỹ Merrill Lynch cho rằng Chính phủ Trung Quốc cần đẩy mạnh hơn các biện pháp khuyến khích để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, trong đó đặc biệt là cải thiện cơ sở hạ tầng ở đô thị, tăng diện tích đất canh tác, giảm lãi suất.../.
Trong tháng Tám, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc tăng 2,7%, đạt 178 tỷ USD trong khi kim ngạch nhập khẩu giảm 2,6% xuống 151,3 tỷ USD. Tính trong tám tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2011 và kim ngạch nhập khẩu tăng 5,1%.
Tuy nhiên, sản lượng công nghiệp trong tháng Tám ở mức thấp nhất trong ba năm qua, trong khi lạm phát có xu hướng tăng lên. Chỉ số giá tiêu dùng trong tháng Tám tăng nhẹ 2% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên giá lương thực thực phẩm tăng 3,4%.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý 2 chỉ tăng trưởng 7,6% - mức thấp nhất trong ba năm qua. Trong khi đó, chỉ số lòng tin người tiêu dùng trong tháng Tám giảm 0,5 điểm so với tháng Bảy, xuống 86,21 điểm.
Những số liệu trên cho thấy Trung Quốc đang tăng trưởng chậm trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu vẫn trong tình trạng u ám, trong khi cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt và nền kinh tế Mỹ không có tín hiệu lạc quan hơn.
Chính phủ Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng trưởng 7,5% trong năm nay, giảm mạnh so với mức tăng trưởng kỷ lục 9,2% của năm 2011 và 10,4% của năm 2010.
Trước tình hình hiện nay, chuyên gia kinh tế Trung Quốc Lục Đĩnh (Lu Tinh) tại Ngân hàng Mỹ Merrill Lynch cho rằng Chính phủ Trung Quốc cần đẩy mạnh hơn các biện pháp khuyến khích để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, trong đó đặc biệt là cải thiện cơ sở hạ tầng ở đô thị, tăng diện tích đất canh tác, giảm lãi suất.../.
(TTXVN)