Thặng dư tài khoản vãng lai năm 2011 của Nhật Bản đã giảm xuống 9.630 tỷ yen (125 tỷ USD), mức thấp nhất kể từ năm 1996, chủ yếu do xuất khẩu giảm bởi đồng yen tăng giá và sự suy giảm của kinh tế thế giới giữa lúc xảy ra cuộc khủng hoảng nợ công khu vực đồng euro (Eurozone).
Cán cân thương mại hàng hóa của Nhật Bản thâm hụt 1.610 tỷ yen, lần thâm hụt đầu tiên trong vòng 48 năm qua, với kim ngạch nhập khẩu tăng 15%, lên 64.330 tỷ yen, do mức tiêu thụ dầu thô và khí đốt hóa lỏng tăng mạnh để đáp ứng nhu cầu tăng sản lượng của các nhà máy nhiệt điện sau sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1.
Trong khi kim ngạch xuất khẩu giảm 1,9%, xuống còn 62.720 tỷ yen, do ảnh hưởng của động đất và sóng thần ngày 11/3 cũng như đồng yen tăng giá so với các đồng tiền chủ chốt khác, khiến hàng hóa Nhật Bản đắt hơn ở nước ngoài.
Cán cân trao đổi dịch vụ của Nhật Bản (thanh toán cho du lịch, chi phí vận tải…) thâm hụt 1.640 tỷ yen, lần tăng mức thâm hụt đầu tiên trong vòng 4 năm qua, do lượng du khách nước ngoài thăm Nhật Bản giảm bởi hậu quả động đất-sóng thần và sự cố hạt nhân.
Chỉ riêng trong tháng 12/2011, thặng dư tài khoản vãng lai đã giảm 74,7% so với năm trước, xuống còn 303,5 tỷ yen, tháng thứ 10 liên tiếp giảm với kim ngạch xuất khẩu giảm 7% xuống còn 5.440 yen và nhập khẩu tăng 9,8% lên 5.590 tỷ yen.
Thâm hụt thương mại hàng hóa ở mức 145,8 tỷ yen. Cán cân trao đổi dịch vụ thâm hụt 154,4 tỷ yen, trong khi thặng dư trong cán cân thu nhập tăng 19,7% lên 700,5 tỷ yen.
Bộ Tài chính Nhật Bản cho rằng ảnh hưởng của thiên tai giảm bớt trong mùa hè, nhưng các vấn đề tài chính trong Eurozone và triển vọng tiêu cực của nền kinh tế thế giới đã làm giảm xuất khẩu của Nhật Bản không chỉ sang châu Âu mà còn sang các nước châu Á khác.
Các mặt hàng xuất khẩu giảm mạnh là ôtô và linh kiện điện tử, như sản phẩm chất bán dẫn.
Chính phủ Nhật Bản hy vọng cán cân thương mại sẽ được cải thiện trong tài khóa 2012, bắt đầu từ tháng 4/2012, nếu nền kinh tế toàn cầu phục hồi vừa phải cùng với những căng thẳng tài chính và kinh tế ở Eurozone dịu đi.
Tuy nhiên, ông Masamichi Adachi, nhà kinh tế kỳ cựu của JPMorgan Securities Japan Co., cho rằng cần cân nhắc nghiêm túc hơn nữa về các khoản chi phí năng lượng cao hơn.
Ông nói: ''Có thể cán cân tài khoản vãng lai sẽ rơi vào tình trạng thâm hụt tới quý I/2015, nếu môi trường thương mại tiếp tục xấu đi hoặc nhập khẩu tiếp tục tăng”./.
Cán cân thương mại hàng hóa của Nhật Bản thâm hụt 1.610 tỷ yen, lần thâm hụt đầu tiên trong vòng 48 năm qua, với kim ngạch nhập khẩu tăng 15%, lên 64.330 tỷ yen, do mức tiêu thụ dầu thô và khí đốt hóa lỏng tăng mạnh để đáp ứng nhu cầu tăng sản lượng của các nhà máy nhiệt điện sau sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima 1.
Trong khi kim ngạch xuất khẩu giảm 1,9%, xuống còn 62.720 tỷ yen, do ảnh hưởng của động đất và sóng thần ngày 11/3 cũng như đồng yen tăng giá so với các đồng tiền chủ chốt khác, khiến hàng hóa Nhật Bản đắt hơn ở nước ngoài.
Cán cân trao đổi dịch vụ của Nhật Bản (thanh toán cho du lịch, chi phí vận tải…) thâm hụt 1.640 tỷ yen, lần tăng mức thâm hụt đầu tiên trong vòng 4 năm qua, do lượng du khách nước ngoài thăm Nhật Bản giảm bởi hậu quả động đất-sóng thần và sự cố hạt nhân.
Chỉ riêng trong tháng 12/2011, thặng dư tài khoản vãng lai đã giảm 74,7% so với năm trước, xuống còn 303,5 tỷ yen, tháng thứ 10 liên tiếp giảm với kim ngạch xuất khẩu giảm 7% xuống còn 5.440 yen và nhập khẩu tăng 9,8% lên 5.590 tỷ yen.
Thâm hụt thương mại hàng hóa ở mức 145,8 tỷ yen. Cán cân trao đổi dịch vụ thâm hụt 154,4 tỷ yen, trong khi thặng dư trong cán cân thu nhập tăng 19,7% lên 700,5 tỷ yen.
Bộ Tài chính Nhật Bản cho rằng ảnh hưởng của thiên tai giảm bớt trong mùa hè, nhưng các vấn đề tài chính trong Eurozone và triển vọng tiêu cực của nền kinh tế thế giới đã làm giảm xuất khẩu của Nhật Bản không chỉ sang châu Âu mà còn sang các nước châu Á khác.
Các mặt hàng xuất khẩu giảm mạnh là ôtô và linh kiện điện tử, như sản phẩm chất bán dẫn.
Chính phủ Nhật Bản hy vọng cán cân thương mại sẽ được cải thiện trong tài khóa 2012, bắt đầu từ tháng 4/2012, nếu nền kinh tế toàn cầu phục hồi vừa phải cùng với những căng thẳng tài chính và kinh tế ở Eurozone dịu đi.
Tuy nhiên, ông Masamichi Adachi, nhà kinh tế kỳ cựu của JPMorgan Securities Japan Co., cho rằng cần cân nhắc nghiêm túc hơn nữa về các khoản chi phí năng lượng cao hơn.
Ông nói: ''Có thể cán cân tài khoản vãng lai sẽ rơi vào tình trạng thâm hụt tới quý I/2015, nếu môi trường thương mại tiếp tục xấu đi hoặc nhập khẩu tiếp tục tăng”./.
Minh Sơn (TTXVN/Vietnam+)