Các nhà doanh nghiệp ở Tây Nam Trung Quốc đang mơ tới việc biến Thành Đô thành thung lũng Silicon tiếp theo của thế giới, khi chính phủ nước này khuyến khích đầu tư vào địa bàn ngoài các vùng duyên hải phía Đông đang phát triển mạnh.
Các công ty mới thành lập cũng như những công ty có tên tuổi lớn của phương Tây đã đổ về thành phố lớn với dân số 14 triệu người này. Họ thu hút bởi chi phí nhân công rẻ, các chính sách đầu tư nhiều thuận lợi của chính phủ và hy vọng khai thác thị trường tiêu dùng của Trung Quốc đang mở rộng một cách nhanh chóng.
Giấc mơ tạo lập thung lũng Silicon này đang dần trở thành hiện thực do Thành Đô vốn đã là một trung tâm chế tạo công nghệ cao và đang cố phấn đấu để trở thành một địa danh thu hút các doanh nghiệp phát triển công nghệ phần mềm và cách tân sáng tạo.
Khác với các vùng duyên hải đang phát triển nhanh chóng, Thành Đô có vận dụng chương trình phát triển "Tây Tiến" của Chính phủ Trung Quốc để dành những ưu đãi cho nhà đầu tư, chẳng hạn như dành các khoản vay 1 năm không lãi suất cho các công ty mới thành lập.
Từ 1/3 đến 1/2 lượng máy tính bảng Ipad đang được bán trên toàn cầu được lắp ráp tại Thành Đô, trong khi hãng sản xuất máy vi tính khổng lồ Intel (Mỹ) đã chế tạo một nửa số lượng chíp điện tử của hãng ở thành phố này. Thành Đô đến nay đã thu hút khoảng 29.000 công ty, trong đó có khoảng 1.000 doanh nghiệp nước ngoài, đếm khu công nghệ cao rộng 130km2. Nhằm vươn rộng hơn nữa, thành phố này đang xây dựng một công viên phần mềm để trở thành trung tâm sáng chế.
Doanh thu đối với lĩnh vực công nghệ thông tin (IT) ở Thành Đô trong năm 2011 đạt gần 36 triệu euro (47,6 tỷ USD), với 20 triệu máy tính được sản xuất và khả năng chế tạo gấp 4 lần số lượng trên. Trong năm 2012, công suất chế tạo ước tính vượt 100 triệu chiếc, với hơn 50 triệu máy tính đã được chuyển giao cho khách hàng. Đến năm 2015, công suất dự kiến đạt 150 triệu máy tính bảng và 80 triệu máy tính xách tay.
Việc nhiều công ty quốc tế đến hoạt động ở Thành Đô phản ánh bức tranh công nghệ đang thay đổi ở Trung Quốc, nơi Bắc Kinh, Thượng Hải và Thâm Quyến từ lâu đã là các trung tâm IT. Ban đầu các công ty đa quốc gia đến Trung Quốc để sản xuất các sản phẩm phục vụ xuất khẩu, nhưng hiện đnag chú trọng khai thác thị trường nội địa.
Nhìn chung, Thành Đô dự kiến tăng trưởng kinh tế đạt 13% trong năm 2012, giảm so với mức tăng 15% trong những năm gần đây, song vẫn cao hơn mức ước tăng 8% của cả nước.
Chuyên gia kinh tế lao động Gao Wenshu thuộc Học viên Khoa học xã hội Trung Quốc tại Bắc Kinh nói rằng lực lượng lao động có tay nghề cao của Thành Đô có thể giúp thành phố này trở thành thung lũng Silicon tiếp theo trên thế giới. Thành phố này có mức lương cho người lao động tương đối thấp so với Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu, song việc thu hút và giữ chân được lực lượng lao động giỏi, đầy sáng tạo sẽ là thách thức của thành phố này./.
Các công ty mới thành lập cũng như những công ty có tên tuổi lớn của phương Tây đã đổ về thành phố lớn với dân số 14 triệu người này. Họ thu hút bởi chi phí nhân công rẻ, các chính sách đầu tư nhiều thuận lợi của chính phủ và hy vọng khai thác thị trường tiêu dùng của Trung Quốc đang mở rộng một cách nhanh chóng.
Giấc mơ tạo lập thung lũng Silicon này đang dần trở thành hiện thực do Thành Đô vốn đã là một trung tâm chế tạo công nghệ cao và đang cố phấn đấu để trở thành một địa danh thu hút các doanh nghiệp phát triển công nghệ phần mềm và cách tân sáng tạo.
Khác với các vùng duyên hải đang phát triển nhanh chóng, Thành Đô có vận dụng chương trình phát triển "Tây Tiến" của Chính phủ Trung Quốc để dành những ưu đãi cho nhà đầu tư, chẳng hạn như dành các khoản vay 1 năm không lãi suất cho các công ty mới thành lập.
Từ 1/3 đến 1/2 lượng máy tính bảng Ipad đang được bán trên toàn cầu được lắp ráp tại Thành Đô, trong khi hãng sản xuất máy vi tính khổng lồ Intel (Mỹ) đã chế tạo một nửa số lượng chíp điện tử của hãng ở thành phố này. Thành Đô đến nay đã thu hút khoảng 29.000 công ty, trong đó có khoảng 1.000 doanh nghiệp nước ngoài, đếm khu công nghệ cao rộng 130km2. Nhằm vươn rộng hơn nữa, thành phố này đang xây dựng một công viên phần mềm để trở thành trung tâm sáng chế.
Doanh thu đối với lĩnh vực công nghệ thông tin (IT) ở Thành Đô trong năm 2011 đạt gần 36 triệu euro (47,6 tỷ USD), với 20 triệu máy tính được sản xuất và khả năng chế tạo gấp 4 lần số lượng trên. Trong năm 2012, công suất chế tạo ước tính vượt 100 triệu chiếc, với hơn 50 triệu máy tính đã được chuyển giao cho khách hàng. Đến năm 2015, công suất dự kiến đạt 150 triệu máy tính bảng và 80 triệu máy tính xách tay.
Việc nhiều công ty quốc tế đến hoạt động ở Thành Đô phản ánh bức tranh công nghệ đang thay đổi ở Trung Quốc, nơi Bắc Kinh, Thượng Hải và Thâm Quyến từ lâu đã là các trung tâm IT. Ban đầu các công ty đa quốc gia đến Trung Quốc để sản xuất các sản phẩm phục vụ xuất khẩu, nhưng hiện đnag chú trọng khai thác thị trường nội địa.
Nhìn chung, Thành Đô dự kiến tăng trưởng kinh tế đạt 13% trong năm 2012, giảm so với mức tăng 15% trong những năm gần đây, song vẫn cao hơn mức ước tăng 8% của cả nước.
Chuyên gia kinh tế lao động Gao Wenshu thuộc Học viên Khoa học xã hội Trung Quốc tại Bắc Kinh nói rằng lực lượng lao động có tay nghề cao của Thành Đô có thể giúp thành phố này trở thành thung lũng Silicon tiếp theo trên thế giới. Thành phố này có mức lương cho người lao động tương đối thấp so với Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu, song việc thu hút và giữ chân được lực lượng lao động giỏi, đầy sáng tạo sẽ là thách thức của thành phố này./.
T.Linh (TTXVN)