Trong năm 2012, toàn ngành Thanh tra tập trung thanh tra 5 lĩnh vực gồm khai thác quản lý tài nguyên khoáng sản; quản lý và sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng; tài chính, ngân sách, ngân hàng; chương trình mục tiêu quốc gia và việc thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội; quản lý sử dụng vốn, tài sản hoạt động sản xuất kinh doanh tại một số doanh nghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền của Trung ương.
Thanh tra trên diện rộng sẽ tập trung vào chuyên đề về kiên cố hóa trường học. Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong cho biết như vậy tại cuộc họp báo tổng kết công tác thanh tra quý 4 được tổ chức tại Hà Nội, ngày 5/1.
Trong quý 4, Thanh tra Chính phủ đã ban hành 9 kết luận thanh tra về việc chấp hành pháp luật trong công tác quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và quản lý sử dụng đất đai tại Thành phố Hồ Chí Minh; việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực dạy nghề của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội; việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam; việc quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2001-2010; việc quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; việc quản lý các dự án đầu tư của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch; trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh Lâm Đồng, Kon Tum, Hòa Bình trong việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Thủ tướng Chính phủ đã cho ý kiến đối với 6 kết luận thanh tra.
Thanh tra đã phát hiện vi phạm về kinh tế 1.271 tỷ đồng, 2.548 ha đất các loại; kiến nghị thu hồi thu hồi về ngân sách nhà nước 1.226 tỷ đồng, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý 169 tỷ đồng, 2.548 ha đất, chuyển cơ quan điều tra tiếp tục xem xét một tổ chức; kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm các tập thể, cá nhân có vi phạm và sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách có liên quan. Thanh tra Chính phủ cũng đang hoàn thiện 9 kết luận thanh tra, 12 báo cáo kết quả thanh tra khác. Ngành cũng đang khẩn trương hoàn thiện Báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra chuyên đề về đất đai trên phạm vi toàn quốc.
Về kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật trong công tác quy hoạch và quản lý sử dụng đất đai tại Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh tra khối kinh tế ngành Lê Sỹ Bảy, đồng thời là trưởng đoàn thanh tra cho biết, Thanh tra Chính phủ tập trung thanh tra một số nội dung chủ yếu liên quan đến công tác quy hoạch, sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và quản lý đất tại các Sở Quy hoạch và kiến trúc, Sở tài nguyên và môi trường, Ủy ban Nhân dân 6 quận, huyện, Ban quản lý Khu đô thị mới Nam thành phố, Cục thuế, chi cục thuế các quận 2, 7, Bình Tân, Bình Chánh và 38/804 dự án khu đô thị, nhà ở.
Kết quả thanh tra cho thấy công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là không đúng yêu cầu về thời gian theo quy định của Luật Đất đai; trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có một số điểm không đúng với nội dung đã được phê duyệt.
Việc Ủy ban Nhân dân thành phố, có các sở, ngành tham mưu, quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho 758 dự án nhà ở, phúc lợi công cộng, kinh doanh trên địa bàn thành phố với tổng diện tích 5.078 ha là chưa đúng quy định của Luật Đất đai năm 1993. Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đạt hiệu quả thấp, nhiều dự án treo, không được thực hiện. Công tác quy hoạch còn nhiều yếu kém, bất cập.
Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thu hồi về ngân sách nhà nước các khoản do tính toán và kê khai tiền sử dụng đất không đúng qui định trên 554,6 tỷ đồng; chỉ đạo các cơ quan chức năng thuộc thành phố xem xét, thu hồi khoản tiền sử dụng đất chưa thực hiện theo đúng qui định 691,7 tỷ đồng, tiền phạt do chậm nộp tiền sử dụng đất 259,6 tỷ đồng.
Về thanh tra việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực dạy nghề của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Văn Sản cho biết, Thanh tra thực hiện chức trách, nhiệm vụ được Thủ tướng giao cho các bộ, ngành Trung ương và địa phương là một trong những việc làm mới của Thanh tra Chính phủ.
Kết quả thanh tra cho thấy Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã có rất nhiều cố gắng trong việc quản lý nhà nước về công tác dạy nghề, đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan để xây dựng kế hoạch, phân bổ và sử dụng vốn cho các chương trình kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy nghề.
Chính vì vậy, giai đoạn từ 2006 đến 2010, công tác dạy nghề đã có bước tiến đáng kể, cơ sở dạy nghề tăng lên gần gấp đôi, số học viên được đào tạo và điều chỉnh theo cơ cấu, nhu cầu nghề của xã hội rất tốt. Tuy nhiên, công tác dạy nghề của Bộ có các vi phạm là: sai sót trong xây dựng các dự án Luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dạy nghề….; công tác quy hoạch mạng lưới dạy nghề, thực hiện các quy định khung, danh mục nghề và các quy chế dạy nghề còn có những điểm chưa đúng quy định; sai sót trong việc phân bổ quản lý sử dụng và quyết toán vốn thực hiện dự án “Tăng cường năng lực dạy nghề” và Đề án “Đào tạo dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; còn hạn chế về kết quả trong công tác thanh kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về dạy nghề./.
Thanh tra trên diện rộng sẽ tập trung vào chuyên đề về kiên cố hóa trường học. Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong cho biết như vậy tại cuộc họp báo tổng kết công tác thanh tra quý 4 được tổ chức tại Hà Nội, ngày 5/1.
Trong quý 4, Thanh tra Chính phủ đã ban hành 9 kết luận thanh tra về việc chấp hành pháp luật trong công tác quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và quản lý sử dụng đất đai tại Thành phố Hồ Chí Minh; việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực dạy nghề của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội; việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam; việc quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2001-2010; việc quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; việc quản lý các dự án đầu tư của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch; trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh Lâm Đồng, Kon Tum, Hòa Bình trong việc thực hiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Thủ tướng Chính phủ đã cho ý kiến đối với 6 kết luận thanh tra.
Thanh tra đã phát hiện vi phạm về kinh tế 1.271 tỷ đồng, 2.548 ha đất các loại; kiến nghị thu hồi thu hồi về ngân sách nhà nước 1.226 tỷ đồng, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý 169 tỷ đồng, 2.548 ha đất, chuyển cơ quan điều tra tiếp tục xem xét một tổ chức; kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm các tập thể, cá nhân có vi phạm và sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách có liên quan. Thanh tra Chính phủ cũng đang hoàn thiện 9 kết luận thanh tra, 12 báo cáo kết quả thanh tra khác. Ngành cũng đang khẩn trương hoàn thiện Báo cáo tổng hợp kết quả thanh tra chuyên đề về đất đai trên phạm vi toàn quốc.
Về kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật trong công tác quy hoạch và quản lý sử dụng đất đai tại Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh tra khối kinh tế ngành Lê Sỹ Bảy, đồng thời là trưởng đoàn thanh tra cho biết, Thanh tra Chính phủ tập trung thanh tra một số nội dung chủ yếu liên quan đến công tác quy hoạch, sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và quản lý đất tại các Sở Quy hoạch và kiến trúc, Sở tài nguyên và môi trường, Ủy ban Nhân dân 6 quận, huyện, Ban quản lý Khu đô thị mới Nam thành phố, Cục thuế, chi cục thuế các quận 2, 7, Bình Tân, Bình Chánh và 38/804 dự án khu đô thị, nhà ở.
Kết quả thanh tra cho thấy công tác lập, thẩm định và phê duyệt dự án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là không đúng yêu cầu về thời gian theo quy định của Luật Đất đai; trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có một số điểm không đúng với nội dung đã được phê duyệt.
Việc Ủy ban Nhân dân thành phố, có các sở, ngành tham mưu, quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất cho 758 dự án nhà ở, phúc lợi công cộng, kinh doanh trên địa bàn thành phố với tổng diện tích 5.078 ha là chưa đúng quy định của Luật Đất đai năm 1993. Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đạt hiệu quả thấp, nhiều dự án treo, không được thực hiện. Công tác quy hoạch còn nhiều yếu kém, bất cập.
Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thu hồi về ngân sách nhà nước các khoản do tính toán và kê khai tiền sử dụng đất không đúng qui định trên 554,6 tỷ đồng; chỉ đạo các cơ quan chức năng thuộc thành phố xem xét, thu hồi khoản tiền sử dụng đất chưa thực hiện theo đúng qui định 691,7 tỷ đồng, tiền phạt do chậm nộp tiền sử dụng đất 259,6 tỷ đồng.
Về thanh tra việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực dạy nghề của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Phó Tổng Thanh tra Nguyễn Văn Sản cho biết, Thanh tra thực hiện chức trách, nhiệm vụ được Thủ tướng giao cho các bộ, ngành Trung ương và địa phương là một trong những việc làm mới của Thanh tra Chính phủ.
Kết quả thanh tra cho thấy Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã có rất nhiều cố gắng trong việc quản lý nhà nước về công tác dạy nghề, đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan để xây dựng kế hoạch, phân bổ và sử dụng vốn cho các chương trình kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy nghề.
Chính vì vậy, giai đoạn từ 2006 đến 2010, công tác dạy nghề đã có bước tiến đáng kể, cơ sở dạy nghề tăng lên gần gấp đôi, số học viên được đào tạo và điều chỉnh theo cơ cấu, nhu cầu nghề của xã hội rất tốt. Tuy nhiên, công tác dạy nghề của Bộ có các vi phạm là: sai sót trong xây dựng các dự án Luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dạy nghề….; công tác quy hoạch mạng lưới dạy nghề, thực hiện các quy định khung, danh mục nghề và các quy chế dạy nghề còn có những điểm chưa đúng quy định; sai sót trong việc phân bổ quản lý sử dụng và quyết toán vốn thực hiện dự án “Tăng cường năng lực dạy nghề” và Đề án “Đào tạo dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; còn hạn chế về kết quả trong công tác thanh kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về dạy nghề./.
Phúc Hằng (TTXVN/Vietnam+)