Ngày 11/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã tổ chức phiên họp trù bị lần thứ nhất thành lập Ban vận động Hội nữ trí thức Việt Nam.
Đại diện nữ trí thức các ngành, lĩnh vực đã tham gia cuộc họp để thảo luận và thống nhất những vấn đề cơ bản cho việc thành lập Hội nữ trí thức Việt Nam.
Phát biểu tại cuộc họp, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Hòa, khẳng định những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp xây dựng đất nước của các nữ trí thức.
Việc xúc tiến thành lập Hội nữ trí thức Việt Nam nhằm tập hợp, đoàn kết phụ nữ trí thức với mục đích hỗ trợ, phát huy năng lực, vai trò của tầng lớp này trong hoạt động tri thức và nâng cao trình độ, đóng góp vào sự nghiệp phát triển đất nước; tạo điều kiện để nữ trí thức làm tốt hơn nữa vai trò tham mưu, tư vấn giúp hội hoạch định, đề xuất giải pháp đóng góp vào sự tiến bộ, bình đẳng của phụ nữ.
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nhấn mạnh hội nữ trí thức phải được xây dựng theo hướng không chỉ là nơi các hội viên chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ nhau trong công việc, hoạt động xã hội mà còn là tổ chức bảo vệ quyền lợi và phát triển cho nữ trí thức. Có như vậy, hội mới phát huy cao nhất mọi nguồn lực, tiềm năng trí tuệ, đặc biệt là năng lực sáng tạo của đội ngũ nữ trí thức và đội ngũ này mới làm tốt được sứ mệnh trong nền kinh tế tri thức và trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế.
Tại cuộc họp, các đại biểu đã tập trung thảo luận, thống nhất về tôn chỉ, mục đích của Hội, cho ý kiến về nhân sự dự kiến tham gia Ban vận động cũng như về dự thảo Điều lệ, phương hướng hoạt động của Hội.
Theo Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hoàng Thị Ái Nhiên, dự kiến sẽ có 19 thành viên tham gia ban vận động thành lập Hội nữ trí thức Việt Nam.
Theo dự thảo Điều lệ, Hội nữ trí thức Việt Nam có phạm vi hoạt động trong cả nước; được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, dân chủ, liên hiệp, thống nhất hành động.
Hội chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Khoa học Công nghệ và Bộ Nội vụ; là tổ chức thành viên của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; có tư cách pháp nhân, con dấu, tài sản và tài chính riêng. Hội có sáu nhiệm vụ, trong đó hàng đầu là thực hiện công tác vận động nữ trí thức.
Dự kiến, phụ nữ Việt Nam không phân biệt dân tộc, tôn giáo, đạt trình độ cử nhân về một chuyên ngành, có thời gian năm năm kinh nghiệm hoặc sớm hơn nếu có thành tích đặc biệt, có phẩm chất đạo đức, lý lịch rõ ràng, đang tham gia hoạt động tri thức... có thể viết đơn xin gia nhập hội.
Một trong những quyền lợi của hội viên là được yêu cầu ủng hộ, giúp đỡ, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ; được hỗ trợ nghiên cứu, áp dụng tri thức khoa học, tiến bộ kỹ thuật tiến bộ mới vào thực tiễn, nâng cao hiệu quả nghề nghiệp./.
Đại diện nữ trí thức các ngành, lĩnh vực đã tham gia cuộc họp để thảo luận và thống nhất những vấn đề cơ bản cho việc thành lập Hội nữ trí thức Việt Nam.
Phát biểu tại cuộc họp, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Hòa, khẳng định những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp xây dựng đất nước của các nữ trí thức.
Việc xúc tiến thành lập Hội nữ trí thức Việt Nam nhằm tập hợp, đoàn kết phụ nữ trí thức với mục đích hỗ trợ, phát huy năng lực, vai trò của tầng lớp này trong hoạt động tri thức và nâng cao trình độ, đóng góp vào sự nghiệp phát triển đất nước; tạo điều kiện để nữ trí thức làm tốt hơn nữa vai trò tham mưu, tư vấn giúp hội hoạch định, đề xuất giải pháp đóng góp vào sự tiến bộ, bình đẳng của phụ nữ.
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam nhấn mạnh hội nữ trí thức phải được xây dựng theo hướng không chỉ là nơi các hội viên chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ nhau trong công việc, hoạt động xã hội mà còn là tổ chức bảo vệ quyền lợi và phát triển cho nữ trí thức. Có như vậy, hội mới phát huy cao nhất mọi nguồn lực, tiềm năng trí tuệ, đặc biệt là năng lực sáng tạo của đội ngũ nữ trí thức và đội ngũ này mới làm tốt được sứ mệnh trong nền kinh tế tri thức và trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế.
Tại cuộc họp, các đại biểu đã tập trung thảo luận, thống nhất về tôn chỉ, mục đích của Hội, cho ý kiến về nhân sự dự kiến tham gia Ban vận động cũng như về dự thảo Điều lệ, phương hướng hoạt động của Hội.
Theo Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hoàng Thị Ái Nhiên, dự kiến sẽ có 19 thành viên tham gia ban vận động thành lập Hội nữ trí thức Việt Nam.
Theo dự thảo Điều lệ, Hội nữ trí thức Việt Nam có phạm vi hoạt động trong cả nước; được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, dân chủ, liên hiệp, thống nhất hành động.
Hội chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Khoa học Công nghệ và Bộ Nội vụ; là tổ chức thành viên của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; có tư cách pháp nhân, con dấu, tài sản và tài chính riêng. Hội có sáu nhiệm vụ, trong đó hàng đầu là thực hiện công tác vận động nữ trí thức.
Dự kiến, phụ nữ Việt Nam không phân biệt dân tộc, tôn giáo, đạt trình độ cử nhân về một chuyên ngành, có thời gian năm năm kinh nghiệm hoặc sớm hơn nếu có thành tích đặc biệt, có phẩm chất đạo đức, lý lịch rõ ràng, đang tham gia hoạt động tri thức... có thể viết đơn xin gia nhập hội.
Một trong những quyền lợi của hội viên là được yêu cầu ủng hộ, giúp đỡ, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ; được hỗ trợ nghiên cứu, áp dụng tri thức khoa học, tiến bộ kỹ thuật tiến bộ mới vào thực tiễn, nâng cao hiệu quả nghề nghiệp./.
Thanh Hòa (TTXVN/Vietnam+)