Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát yêu cầu Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tăng cường thanh tra, kiểm tra về chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu, nhất là sản phẩm xuất khẩu vào các thị trường Canada và Nhật Bản.
Việc kiểm soát chất lượng sản phẩm xuất khẩu nhằm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và giữ vững uy tín sản phẩm thủy sản của Việt Nam.
Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thực hiện kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm đối với 100% lô hàng tôm nuôi, cá tra, ba sa và sản phẩm chế biến từ các loại thủy sản này xuất khẩu vào Canada về chỉ tiêu dư lượng Enrofloxacin + Ciprofloxacin (quy định mức giới hạn phát hiện cho phép LOD = 1 ppb).
Các lô hàng tôm, mực, cá tra, ba sa và sản phẩm chế biến từ các loại thủy sản này xuất khẩu vào Nhật Bản cũng phải được kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm chỉ tiêu, mức giới hạn cho phép đối với các hóa chất, kháng sinh cấm theo quy định.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng chỉ đạo Tổng cục Thủy sản, Cục Thú y, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các tỉnh, thành phố phổ biến tới người dân, các cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản về tác hại của hóa chất, kháng sinh cấm trong nuôi trồng, bảo quản thủy sản; đồng thời yêu cầu các cơ sở nuôi trồng thủy sản tuân thủ thời gian ngừng sử dụng hóa chất, kháng sinh hạn chế sử dụng trước khi thu hoạch theo đúng quy định.
Đặc biệt, căn cứ theo kết quả giám sát hàng tháng của chương trình kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi, các đơn vị trực thuộc thực hiện việc truy xuất nguồn gốc từ các cơ sở sản xuất giống, cơ sở nuôi thủy sản có mẫu bị phát hiện dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm đến các cơ sở cung cấp, sản xuất kinh doanh hóa chất, kháng sinh cấm để có biện pháp xử lý vi phạm./.
Việc kiểm soát chất lượng sản phẩm xuất khẩu nhằm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng và giữ vững uy tín sản phẩm thủy sản của Việt Nam.
Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thực hiện kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm đối với 100% lô hàng tôm nuôi, cá tra, ba sa và sản phẩm chế biến từ các loại thủy sản này xuất khẩu vào Canada về chỉ tiêu dư lượng Enrofloxacin + Ciprofloxacin (quy định mức giới hạn phát hiện cho phép LOD = 1 ppb).
Các lô hàng tôm, mực, cá tra, ba sa và sản phẩm chế biến từ các loại thủy sản này xuất khẩu vào Nhật Bản cũng phải được kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm chỉ tiêu, mức giới hạn cho phép đối với các hóa chất, kháng sinh cấm theo quy định.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng chỉ đạo Tổng cục Thủy sản, Cục Thú y, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các tỉnh, thành phố phổ biến tới người dân, các cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản về tác hại của hóa chất, kháng sinh cấm trong nuôi trồng, bảo quản thủy sản; đồng thời yêu cầu các cơ sở nuôi trồng thủy sản tuân thủ thời gian ngừng sử dụng hóa chất, kháng sinh hạn chế sử dụng trước khi thu hoạch theo đúng quy định.
Đặc biệt, căn cứ theo kết quả giám sát hàng tháng của chương trình kiểm soát dư lượng các chất độc hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi, các đơn vị trực thuộc thực hiện việc truy xuất nguồn gốc từ các cơ sở sản xuất giống, cơ sở nuôi thủy sản có mẫu bị phát hiện dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm đến các cơ sở cung cấp, sản xuất kinh doanh hóa chất, kháng sinh cấm để có biện pháp xử lý vi phạm./.
Hoàng Tùng (TTXVN/Vietnam+)