Mạng tin popsci.com ngày 9/4 đưa tin nhà thiên văn học Mikko Tuomi tại Đại học Hertfordshire, Anh đã phát hiện ra sự tồn tại của nhiều hành tinh mới xoay xung quanh ngôi sao HD 10180, khiến đây là hệ Mặt Trời duy nhất được khám phá từ trước tới nay có nhiều hành tinh hơn so với hệ Mặt Trời của chúng ta.
Phát hiện của ông Tuomi được trình bày chi tiết trên trang web arXiv, một cơ sở dữ liệu lưu trữ điện tử dạng tiền in ấn của các bài báo khoa học và dự kiến sẽ được đăng trên tạp chí Astronomy và Astrophysics.
Các nhà thiên văn học đã tính toán sự hiện diện của các hành tinh bằng việc phân tích các lực kéo hấp dẫn (gravitational pull) đối với ngôi sao HD 10180 bằng kính thiên văn độ chính xác cao High Accuracy Radial Velocity Planet Searcher (HARPS).
Nhóm hành tinh đầu tiên (gồm 6 hành tinh) của ngôi sao HD 10180 được phát hiện năm 2010, có kích cỡ bằng sao Hải vương, tức lớn hơn Trái Đất 13-25 lần.
Những hành tinh khác (3 hành tinh) do Tuomi phát hiện gần đây có khối lượng gần với Trái Đất hơn, mặc dù chúng cách ngôi sao HD 10180 gần hơn so với khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trời. Các hành tinh này chuyển động thường xuyên xung quanh ngôi sao của chúng tương tự như hệ Mặt Trời của chúng ta, với chu kỳ từ chỉ 1,2 ngày đến 600 ngày.
Như vậy tổng cộng, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy chín hành tinh, nhiều hơn một hành tinh so với hệ Mặt Trời của chúng ta.
Nhưng dường như không hành tinh nào trong hệ Mặt Trời cách chúng ta 127 năm ánh sáng nói trên có khả năng hỗ trợ sự sống, vì hầu hết các hành này này đều quá gần với ngôi sao của chúng khiến bề mặt bị cháy sém thậm chí đến kim loại rắn cũng bị tan chảy./.
Phát hiện của ông Tuomi được trình bày chi tiết trên trang web arXiv, một cơ sở dữ liệu lưu trữ điện tử dạng tiền in ấn của các bài báo khoa học và dự kiến sẽ được đăng trên tạp chí Astronomy và Astrophysics.
Các nhà thiên văn học đã tính toán sự hiện diện của các hành tinh bằng việc phân tích các lực kéo hấp dẫn (gravitational pull) đối với ngôi sao HD 10180 bằng kính thiên văn độ chính xác cao High Accuracy Radial Velocity Planet Searcher (HARPS).
Nhóm hành tinh đầu tiên (gồm 6 hành tinh) của ngôi sao HD 10180 được phát hiện năm 2010, có kích cỡ bằng sao Hải vương, tức lớn hơn Trái Đất 13-25 lần.
Những hành tinh khác (3 hành tinh) do Tuomi phát hiện gần đây có khối lượng gần với Trái Đất hơn, mặc dù chúng cách ngôi sao HD 10180 gần hơn so với khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trời. Các hành tinh này chuyển động thường xuyên xung quanh ngôi sao của chúng tương tự như hệ Mặt Trời của chúng ta, với chu kỳ từ chỉ 1,2 ngày đến 600 ngày.
Như vậy tổng cộng, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy chín hành tinh, nhiều hơn một hành tinh so với hệ Mặt Trời của chúng ta.
Nhưng dường như không hành tinh nào trong hệ Mặt Trời cách chúng ta 127 năm ánh sáng nói trên có khả năng hỗ trợ sự sống, vì hầu hết các hành này này đều quá gần với ngôi sao của chúng khiến bề mặt bị cháy sém thậm chí đến kim loại rắn cũng bị tan chảy./.
Huy Lê (Vietnam+)