Theo thông cáo báo chí ngày 11/3 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), trong các ngày từ 10-12/3, tại Bangkok (Thái Lan), ADB sẽ tổ chức Hội nghị chuyên đề quốc tế về chống buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã.
Trên 120 quan chức cấp cao thuộc Ngân hàng Phát triển châu Phi, Ngân hàng Thế giới và các cơ quan của Liên hợp quốc tham dự hội nghị đã tập trung trao đổi và thảo luận về các vấn đề liên quan cùng quan tâm, nhằm tìm kiếm các biện pháp, công cụ và hành động chung để chống lại một cách hiệu quả nạn buôn bán động vật hoang dã.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó chủ tịch ADB phụ trách Quản trị và Quản lý Doanh nghiệp, Bruce Davis nêu rõ buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã là một thách thức lớn đối với châu Á và toàn thế giới, được các nhóm tội phạm có tổ chức tinh vi và xuyên quốc gia hoạt động tại nhiều khu vực trên thế giới.
Ông Bruce Davis cho biết hàng năm có một khối lượng lớn ngà voi, sừng tê giác được vận chuyển bất hợp pháp từ châu Phi tới châu Á. Các loại vây cá mập, cá đuối có nguồn gốc từ Mỹ Latinh cũng được tiêu thụ mạnh ở châu Á.
Ông Bruce Davis nhấn mạnh các hành vi vi phạm pháp luật đối với động vật hoang dã đang hủy diệt sự đa dạng sinh học, môi trường, gây thiệt hại hàng tỷ USD, ảnh hưởng đến sinh kế bền vững của cộng đồng, làm suy yếu thực thi pháp luật và an ninh quốc gia.
Ngoài ra, việc vận chuyển lậu động vật hoang dã cũng như các sản phẩm chế biến từ chúng cũng tạo ra các mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe con người và động vật khi làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Công ước CITES là một thỏa thuận quốc tế giữa các chính phủ nhằm đảm bảo thương mại quốc tế đối với các loài động thực vật hoang dã không đe dọa sự sống còn của các loài này trong tự nhiên. Trong số 178 quốc gia đã ký công ước này có nhiều quốc gia ở châu Á-Thái Bình Dương.
Hội nghị chuyên đề trên - được tổ chức bên lề Hội nghị các bên tham gia CITES lần thứ 16, là diễn đàn đầu tiên có sự tham dự chung của các quan chức cấp cao ngành tư pháp, hành pháp và xã hội dân sự.
ADB đang hỗ trợ bảo vệ đa dạng sinh học và ngăn chặn buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã thông qua thúc đẩy hợp tác khu vực để tăng cường quản lý và sử dụng bền vững các hệ sinh thái quy mô lớn; hỗ trợ kỹ thuật và đầu tư để cải thiện hoạt động quản lý các khu bảo tồn; và hợp tác với các cơ quan tư pháp và hành pháp các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhằm tăng cường hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật để giúp bảo vệ động vật hoang dã và ngăn chặn tội phạm động vật hoang dã./.
Trên 120 quan chức cấp cao thuộc Ngân hàng Phát triển châu Phi, Ngân hàng Thế giới và các cơ quan của Liên hợp quốc tham dự hội nghị đã tập trung trao đổi và thảo luận về các vấn đề liên quan cùng quan tâm, nhằm tìm kiếm các biện pháp, công cụ và hành động chung để chống lại một cách hiệu quả nạn buôn bán động vật hoang dã.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó chủ tịch ADB phụ trách Quản trị và Quản lý Doanh nghiệp, Bruce Davis nêu rõ buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã là một thách thức lớn đối với châu Á và toàn thế giới, được các nhóm tội phạm có tổ chức tinh vi và xuyên quốc gia hoạt động tại nhiều khu vực trên thế giới.
Ông Bruce Davis cho biết hàng năm có một khối lượng lớn ngà voi, sừng tê giác được vận chuyển bất hợp pháp từ châu Phi tới châu Á. Các loại vây cá mập, cá đuối có nguồn gốc từ Mỹ Latinh cũng được tiêu thụ mạnh ở châu Á.
Ông Bruce Davis nhấn mạnh các hành vi vi phạm pháp luật đối với động vật hoang dã đang hủy diệt sự đa dạng sinh học, môi trường, gây thiệt hại hàng tỷ USD, ảnh hưởng đến sinh kế bền vững của cộng đồng, làm suy yếu thực thi pháp luật và an ninh quốc gia.
Ngoài ra, việc vận chuyển lậu động vật hoang dã cũng như các sản phẩm chế biến từ chúng cũng tạo ra các mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe con người và động vật khi làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Công ước CITES là một thỏa thuận quốc tế giữa các chính phủ nhằm đảm bảo thương mại quốc tế đối với các loài động thực vật hoang dã không đe dọa sự sống còn của các loài này trong tự nhiên. Trong số 178 quốc gia đã ký công ước này có nhiều quốc gia ở châu Á-Thái Bình Dương.
Hội nghị chuyên đề trên - được tổ chức bên lề Hội nghị các bên tham gia CITES lần thứ 16, là diễn đàn đầu tiên có sự tham dự chung của các quan chức cấp cao ngành tư pháp, hành pháp và xã hội dân sự.
ADB đang hỗ trợ bảo vệ đa dạng sinh học và ngăn chặn buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã thông qua thúc đẩy hợp tác khu vực để tăng cường quản lý và sử dụng bền vững các hệ sinh thái quy mô lớn; hỗ trợ kỹ thuật và đầu tư để cải thiện hoạt động quản lý các khu bảo tồn; và hợp tác với các cơ quan tư pháp và hành pháp các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương nhằm tăng cường hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật để giúp bảo vệ động vật hoang dã và ngăn chặn tội phạm động vật hoang dã./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)