Ngày 20/12, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố một nghiên cứu chung nhận định thế giới có thể đạt mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG) về cải thiện tiếp cận nguồn nước uống an toàn trước thời hạn năm 2015.
Giám đốc về nguồn nước và vệ sinh của UNICEF, Sanjay Wijesekera, cho biết hiện đã có thêm khoảng 1,8 tỷ người trên thế giới hiện đã được tiếp cận các nguồn nước sạch an toàn so với năm 1990.
Từ năm 1990 đến 2008, tỷ lệ dân số thế giới được tiếp cận nguồn nước uống an toàn đã tăng từ 77% lên 87%, đồng nghĩa với việc thế giới đã đạt MDG về giảm 50% số người không được tiếp cận nguồn nước sạch và an toàn.
Tuy nhiên, nghiên cứu “An toàn, bình đẳng và bền vững nguồn nước sạch” của UNICEF và WHO thừa nhận những người nghèo nhất và những người gạt ra bên lề xã hội vẫn bị tụt hậu trong lĩnh vực này.
Mặc dù đã có những tiến bộ nhưng vào năm 2015, sẽ vẫn còn tới 672 triệu người trên thế giới chưa được tiếp cận nguồn nước sạch. Nhiều nước ở Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á và Nam sa mạc Sahara ở châu Phi vẫn chưa thể đáp ứng tiêu chí MDG về nước sạch vào năm 2015.
Ở khu vực Nam sa mạc Sahara, tỷ lệ người được tiếp cận nước sạch trong tổng dân số đã tăng từ 49% năm 1990 lên 60% năm 2008, trong đó có 126 triệu người ở đô thị và 111 triệu người ở nông thôn.
Tuy nhiên, do dân số tăng quá nhanh vượt xa tiến bộ về tiếp cận nước sạch nên trên thực tế số người chưa được tiếp cận nước sạch năm 2008 lại vượt xa năm 1990.
Trên toàn cầu, hơn 80% số người chưa được tiếp cận nước sạch hiện sống ở nông thôn. Tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước sạch ở các nước đang phát triển chỉ đạt 31% vào năm 2008, tăng từ mức 21% năm 1990.
Con số này trong cùng thời kỳ đối với dân cư đô thị là 73% năm 2008 và 71% năm 1990.
Các số liệu này cho thấy đầu tư cải thiện nguồn nước và các điều kiện vệ sinh không công bằng khi 2/3 viện trợ phát triển chính thức về cải thiện nguồn nước và vệ sinh chủ yếu đổ vào các đô thị.
Biến đổi khí hậu cũng đe doạ cơ sở hạ tầng nguồn nước sạch. Tần số hạn hán và lũ lụt đang tăng lên có thể làm suy thoái các tiến bộ về nguồn cung nước sạch.
Vì vậy, các đầu tư cải thiện nguồn nước sạch cũng cần nhằm làm cho hệ thống và dịch vụ cung cấp nước sạch có khả năng chống đỡ tốt hơn các điều kiện thời tiết cực đoan./.
Giám đốc về nguồn nước và vệ sinh của UNICEF, Sanjay Wijesekera, cho biết hiện đã có thêm khoảng 1,8 tỷ người trên thế giới hiện đã được tiếp cận các nguồn nước sạch an toàn so với năm 1990.
Từ năm 1990 đến 2008, tỷ lệ dân số thế giới được tiếp cận nguồn nước uống an toàn đã tăng từ 77% lên 87%, đồng nghĩa với việc thế giới đã đạt MDG về giảm 50% số người không được tiếp cận nguồn nước sạch và an toàn.
Tuy nhiên, nghiên cứu “An toàn, bình đẳng và bền vững nguồn nước sạch” của UNICEF và WHO thừa nhận những người nghèo nhất và những người gạt ra bên lề xã hội vẫn bị tụt hậu trong lĩnh vực này.
Mặc dù đã có những tiến bộ nhưng vào năm 2015, sẽ vẫn còn tới 672 triệu người trên thế giới chưa được tiếp cận nguồn nước sạch. Nhiều nước ở Nam Á, Đông Á, Đông Nam Á và Nam sa mạc Sahara ở châu Phi vẫn chưa thể đáp ứng tiêu chí MDG về nước sạch vào năm 2015.
Ở khu vực Nam sa mạc Sahara, tỷ lệ người được tiếp cận nước sạch trong tổng dân số đã tăng từ 49% năm 1990 lên 60% năm 2008, trong đó có 126 triệu người ở đô thị và 111 triệu người ở nông thôn.
Tuy nhiên, do dân số tăng quá nhanh vượt xa tiến bộ về tiếp cận nước sạch nên trên thực tế số người chưa được tiếp cận nước sạch năm 2008 lại vượt xa năm 1990.
Trên toàn cầu, hơn 80% số người chưa được tiếp cận nước sạch hiện sống ở nông thôn. Tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước sạch ở các nước đang phát triển chỉ đạt 31% vào năm 2008, tăng từ mức 21% năm 1990.
Con số này trong cùng thời kỳ đối với dân cư đô thị là 73% năm 2008 và 71% năm 1990.
Các số liệu này cho thấy đầu tư cải thiện nguồn nước và các điều kiện vệ sinh không công bằng khi 2/3 viện trợ phát triển chính thức về cải thiện nguồn nước và vệ sinh chủ yếu đổ vào các đô thị.
Biến đổi khí hậu cũng đe doạ cơ sở hạ tầng nguồn nước sạch. Tần số hạn hán và lũ lụt đang tăng lên có thể làm suy thoái các tiến bộ về nguồn cung nước sạch.
Vì vậy, các đầu tư cải thiện nguồn nước sạch cũng cần nhằm làm cho hệ thống và dịch vụ cung cấp nước sạch có khả năng chống đỡ tốt hơn các điều kiện thời tiết cực đoan./.
(TTXVN/Vietnam+)