Châu Âu thắt lưng buộc bụng tài chính dưới sức ép của các thị trường và sự thúc ép của Đức như là cái giá để cứu đồng euro đang gây phương hại tới kinh tế thế giới, kéo theo suy thoái toàn cầu lan rộng.
Tác động đến mức nào chủ yếu phụ thuộc vào liệu các thị trường tài chính có tin tưởng các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã đưa ra kế hoạch giải cứu Eurozone đủ sức hỗ trợ các thị trường trái phiếu và chặn cuộc khủng hoảng nợ công lan rộng hay không.
Nếu thị trường mất niềm tin, sự hỗn loạn tài chính sẽ lan rộng và hủy hoại hơn nữa kinh tế toàn cầu đang bị tổn thương.
Tuần trước các nhà lãnh đạo EU đã nhất trí về một liên minh tài chính và kinh tế chặt chẽ hơn đối với Eurozone, nhưng lại xuất hiện tâm lý hoài nghi liệu châu Âu có xây dựng được "bức tường lửa" đủ mạnh để ngăn chặn làn sóng bán tháo trên các thị trường trái phiếu hay không.
Ngân hàng trung ương châu Âu, Quỹ ổn định tài chính châu Âu hay Quỹ tiền tệ quốc tế chẳng thể nào có đủ tiềm lực tài chính để hỗ trợ Eurozone.
Giới phân tích cảnh báo điều đó khiến kinh tế toàn cầu nguy cơ rơi vào sự hỗn loạn tài chính hơn nữa trong những tuần tới hay những tháng tới. Các thị trường đang nổi đang đối mặt với tình trạng thắt chặt tín dụng do các ngân hàng châu Âu bán tài sản để chuyển tiền về nước cân đối bảng quyết toán cuối năm.
Tình hình có vẻ tệ hại hơn sau khi Cơ quan quản lý ngành ngân hàng châu Âu "báo động đỏ" rằng các ngân hàng khu vực cần huy động thêm 115 tỷ euro.
Kết quả khảo sát ngành ngân hàng của Viện tài chính quốc tế cũng cho thấy các điều kiện tài trợ ở các thị trường đang nổi đang bị thắt chặt nhanh trong giai đoạn từ tháng 6 tới tháng 9. Kể từ lúc đó tình trạng thắt chặt tín dụng ngày càng kéo dài và khó lường.
Tài trợ thương mại cũng bị siết chặt do mức tín nhiệm của nhiều nước châu Âu bị hạ thấp, đẩy chi phí phát hành trái phiếu chính phủ của các nền kinh tế đang nổi lên cao hơn. Nếu tài trợ cạn kiệt thương mại toàn cầu có thể giảm rất nhanh.
Các công ty môi giới vận tải ở Thái Bình Dương loan báo sự sụt giảm trong hoạt động kinh doanh, báo hiệu sớm thương mại toàn cầu đang sụt giảm cho dù chỉ số Baltic Dry Goods, thước đo toàn cầu, đã được thiết lập.
Trong Eurozone, nguồn cung tiền bắt đầu bị thu hẹp trong tháng 10 với mức giảm mạnh nhất ở 5 nước ngoại vi Eurozone. Mỹ là nước duy nhất trong nhóm các nền kinh tế phát triển chủ chốt loan báo nền kinh tế đang dần được cải thiện.
Tâm lý của người tiêu dùng khả quan hơn vào đầu tháng 12, doanh số bán xe tăng, đơn hàng nhiều lên và thất nghiệp giảm. Chính các nhân tố đó sẽ giúp Mỹ chống chọi tốt hơn trước sự suy giảm kinh tế toàn cầu và khủng hoảng nợ công Eurozone.
Nếu cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu được chặn đứng, giới phân tích cho rằng có thể cứu được 1/10 điểm phần trăm tăng trưởng của kinh tế Mỹ hiện đang ở mức 2,5-3,0%. Nhưng cuộc khủng hoảng nợ công có thể trở nên trầm trọng hơn và kéo tăng trưởng đi xuống.
Chiến lược gia trái phiếu Kathy Jones từ Charles Schwab nhận định rằng chẳng có nước nào là biệt lập về tài chính cả và chúng ta sẽ cảm nhận được các tác động của sự suy giảm lan rộng trong quý đầu năm tới.
Phần lớn các nước châu Âu được nhìn nhận là đã rơi vào suy thoái. Thậm chí tại cường quốc Đức, Ngân hàng trung ương châu Âu đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế từ 1,8% xuống 0,6%. Chỉ số quản lý thu mua (PMI) sắp công bố sẽ cho thấy tốc độ suy giảm tới mức nào.
Tại Trung Quốc ngành chế tạo đang bị co lại do kinh tế của châu Âu, bạn hàng lớn nhất- sa sút. Sản lượng công nghiệp tháng 11 đã sụt xuống mức thấp nhất trong 2 năm qua và chỉ số của nhà sản xuất giảm nhanh.
Chỉ tiêu vốn của Nhật Bản bất ngờ giảm trong quý 3, báo hiệu điềm xấu cho tương lai. Chỉ số Tankan hàng quý dự định công bố trong tuần này được dự đoán sẽ ở mức âm./.
Tác động đến mức nào chủ yếu phụ thuộc vào liệu các thị trường tài chính có tin tưởng các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã đưa ra kế hoạch giải cứu Eurozone đủ sức hỗ trợ các thị trường trái phiếu và chặn cuộc khủng hoảng nợ công lan rộng hay không.
Nếu thị trường mất niềm tin, sự hỗn loạn tài chính sẽ lan rộng và hủy hoại hơn nữa kinh tế toàn cầu đang bị tổn thương.
Tuần trước các nhà lãnh đạo EU đã nhất trí về một liên minh tài chính và kinh tế chặt chẽ hơn đối với Eurozone, nhưng lại xuất hiện tâm lý hoài nghi liệu châu Âu có xây dựng được "bức tường lửa" đủ mạnh để ngăn chặn làn sóng bán tháo trên các thị trường trái phiếu hay không.
Ngân hàng trung ương châu Âu, Quỹ ổn định tài chính châu Âu hay Quỹ tiền tệ quốc tế chẳng thể nào có đủ tiềm lực tài chính để hỗ trợ Eurozone.
Giới phân tích cảnh báo điều đó khiến kinh tế toàn cầu nguy cơ rơi vào sự hỗn loạn tài chính hơn nữa trong những tuần tới hay những tháng tới. Các thị trường đang nổi đang đối mặt với tình trạng thắt chặt tín dụng do các ngân hàng châu Âu bán tài sản để chuyển tiền về nước cân đối bảng quyết toán cuối năm.
Tình hình có vẻ tệ hại hơn sau khi Cơ quan quản lý ngành ngân hàng châu Âu "báo động đỏ" rằng các ngân hàng khu vực cần huy động thêm 115 tỷ euro.
Kết quả khảo sát ngành ngân hàng của Viện tài chính quốc tế cũng cho thấy các điều kiện tài trợ ở các thị trường đang nổi đang bị thắt chặt nhanh trong giai đoạn từ tháng 6 tới tháng 9. Kể từ lúc đó tình trạng thắt chặt tín dụng ngày càng kéo dài và khó lường.
Tài trợ thương mại cũng bị siết chặt do mức tín nhiệm của nhiều nước châu Âu bị hạ thấp, đẩy chi phí phát hành trái phiếu chính phủ của các nền kinh tế đang nổi lên cao hơn. Nếu tài trợ cạn kiệt thương mại toàn cầu có thể giảm rất nhanh.
Các công ty môi giới vận tải ở Thái Bình Dương loan báo sự sụt giảm trong hoạt động kinh doanh, báo hiệu sớm thương mại toàn cầu đang sụt giảm cho dù chỉ số Baltic Dry Goods, thước đo toàn cầu, đã được thiết lập.
Trong Eurozone, nguồn cung tiền bắt đầu bị thu hẹp trong tháng 10 với mức giảm mạnh nhất ở 5 nước ngoại vi Eurozone. Mỹ là nước duy nhất trong nhóm các nền kinh tế phát triển chủ chốt loan báo nền kinh tế đang dần được cải thiện.
Tâm lý của người tiêu dùng khả quan hơn vào đầu tháng 12, doanh số bán xe tăng, đơn hàng nhiều lên và thất nghiệp giảm. Chính các nhân tố đó sẽ giúp Mỹ chống chọi tốt hơn trước sự suy giảm kinh tế toàn cầu và khủng hoảng nợ công Eurozone.
Nếu cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu được chặn đứng, giới phân tích cho rằng có thể cứu được 1/10 điểm phần trăm tăng trưởng của kinh tế Mỹ hiện đang ở mức 2,5-3,0%. Nhưng cuộc khủng hoảng nợ công có thể trở nên trầm trọng hơn và kéo tăng trưởng đi xuống.
Chiến lược gia trái phiếu Kathy Jones từ Charles Schwab nhận định rằng chẳng có nước nào là biệt lập về tài chính cả và chúng ta sẽ cảm nhận được các tác động của sự suy giảm lan rộng trong quý đầu năm tới.
Phần lớn các nước châu Âu được nhìn nhận là đã rơi vào suy thoái. Thậm chí tại cường quốc Đức, Ngân hàng trung ương châu Âu đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế từ 1,8% xuống 0,6%. Chỉ số quản lý thu mua (PMI) sắp công bố sẽ cho thấy tốc độ suy giảm tới mức nào.
Tại Trung Quốc ngành chế tạo đang bị co lại do kinh tế của châu Âu, bạn hàng lớn nhất- sa sút. Sản lượng công nghiệp tháng 11 đã sụt xuống mức thấp nhất trong 2 năm qua và chỉ số của nhà sản xuất giảm nhanh.
Chỉ tiêu vốn của Nhật Bản bất ngờ giảm trong quý 3, báo hiệu điềm xấu cho tương lai. Chỉ số Tankan hàng quý dự định công bố trong tuần này được dự đoán sẽ ở mức âm./.
Hoàng Hà (TTXVN/Vietnam+)