Nếu trúng cử, bà sẽ là nữ Tổng giám đốc IMF đầu tiên tronglịch sử hơn 60 năm của tổ chức này.
IMF thông báo sẽ hoàn tất tiến trình bầu cử vào ngày 30/6.Kể từ khi IMF được thành lập năm 1946, các tổng giám đốc điều hành của tổ chức nàyđều là người châu Âu, trong đó có 4 người là quan chức Pháp.
Trong thời điểmhiện tại, rất nhiều khả năng vị trí này sẽ được trao cho ứng cử viên sáng giánhất - Nữ Bộ trưởng Kinh tế, Tài chính và Công nghiệp Pháp Christine Lagarde.
Bà cho biết đã suy nghĩ kỹ càng khi quyết định ra ứngcử và được cả Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, Thủ tướng Pháp François Fillonủng hộ. Bà nói rõ nếu được lựa chọn, bà muốn làm Tổng giám đốc trọn vẹn mộtnhiệm kỳ 5 năm, chứ không chỉ trong 18 tháng còn lại của nhiệm kỳ hiện tại.
Chứcvụ Tổng giám đốc IMF bị bỏ trống sau khi ông Dominique Strauss-Kahn phải từchức và vướng vào vòng lao lý tại Mỹ do bị cáo buộccưỡng bức tình dục một nữ nhân viên khách sạn tại thành phố New York. Bà Lagarde cũng nhấn mạnh nếu đứng đầuIMF, bà sẽ tiếp tục công việc khắc phục khủng hoảng nợ trong các nước thuộc khuvực đồng châu Âu.
Các quan chức kinh tế châu Âu cũng đangcố gắng nắm quyền kiểm soát tổ chức tài chính lớn nhất hành tinh, vốn đã chấpthuận gói giải cứu quy mô tới 91,7 tỷ USD và cung cấp gói giải cứu thứ 3 dànhcho nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu.Bà Lagarde sinh ngày 1/1/1956tại Paris (Pháp) trong một gia đình có bố mẹ là nhà giáo. Bà từng là vận độngviên đội tuyển quốc gia trong bộ môn bơi nghệ thuật. Bà đã tốt nghiệp Học việnChính trị Paris,có bằng cao học về luật xã hội và cử nhân Anh văn.
Năm 1981, bà làm việc trongvăn phòng luật sư nổi tiếng Baker & McKenzie tại Mỹ và năm 1999, trở thànhngười phụ nữ đầu tiên lãnh đạo văn phòng này cho đến khi được mời về Pháp thamgia chính trường. Từ năm 2005 đến 2007, bà Lagarde giữ chức Bộ trưởng Thươngmại Pháp. Sau một thời gian ngắn làm Bộ trưởng Nông nghiệp, từ giữa năm 2007đến nay, bà là Bộ trưởng Kinh tế, Tài chính Pháp.
Bà được đánh giá là một trong những chính khách có quyền lực nhấttrong thế giới tài chính quốc tế, đứng thứ 17 trong danh sáchnhững phụ nữ quyền lực nhất thế giới năm 2009 theo xếp hạng của tạp chí Mỹ Forbes. Báo Financial Times của Anh cũng đã vinh danh bà là Bộ trưởngTài chính giỏi nhất thế giới.Năm 2011, trên cương vị Bộtrưởng Tài chính Pháp, nước làm chủ tịch G8, bà Lagarde đã liên tiếp công dunhiều nước trên thế giới để vận động và thuyết phục cho quan điểm của Paris vềsự cần thiết phải điều tiết các thị trường tài chính.
Luôn lịch thiệp, sangtrọng, năng động, có nhiều kinh nghiệm làm việc tại Mỹ, tiếng Anh thông thạo,có uy tín thực sự trong giới tài chính quốc tế, bà Christine Lagarde có nhiềulợi thế để trở thành Tổng Giám đốc IMF. Câu nói nổi tiếng của bà tại Diễn đànkinh tế thế giới tại Davos (Thụy Sỹ) tháng 1/2011 là “Cách tốt nhất để ngànhngân hàng phát triển là thực hiện tốt chức năng cung tiền cho nền kinh tế, đưara hệ thống lương thưởng hợp lý và thực thi quy định về vốn”. Cách nói trựcdiện của bà đã giúp nâng cao uy tín cá nhân trong vai trò một trong những chínhkhách có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong thế giới tài chính quốc tế.
Ông KennethS. Rogoff, cựu chuyên gia kinh tế trưởng tại IMF và hiện đang làm giáo sư tại Đạihọc Harvard nhận xét: “Bà ấy luôn gây ấn tượng, khôn khéo về chính trị và có cátính mạnh. Tại các buổi họp của giới tài chính khắp thế giới, bà thường đượctiếp đón như một ngôi sao”.Có thể nói bà Lagarde đang chiếm được cảm tình, cũng như sự yêu mến củarất nhiều người, rất nhiều quốc gia. Chủ tịch Ủy ban Châu Âu José ManuelBarroso thông báo hoàn toàn ủng hộ ứng cử viên Lagarde.
Thủ tướng Anh DavidCameron cho biết Vương quốc Anh sẽ đứng sau hậu thuẫn, ủng hộhết sức mình để bà Christine Lagarde có thể trở thành người đứng đầu IMF. Ôngnói: “Chúng tôi sẽ ủng hộ Christine Lagarde vì bà là người tài giỏi nhất và cánhân tôi nghĩ rằng IMF cũng nên xem xét tới việc bầu một nữ giám đốc điều hànhđầu tiên trong lịch sử 60 năm qua của tổ chức”.
Thủ tướng Đức AngelaMerkel, Thủ tướng New Zealand John Key, Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi, Bộtrưởng Tài chính Ba Lan Jacek Rostowski cũng ủng hộ bà làm Tổng Giám đốc IMF.
Ông Anders Borg, Bộ trưởng Tài chính Thụy Điển, trong một bài phỏng vấn mới đâynói: “Tôi không cho rằng bà Christine Lagarde có thể có đối thủ nào tương xứng,giới tính của bà được coi như lợi thế”. Cả thế giới đang hồi hộp dõi theo bướcchân bà ngày càng tiến gần hơn đến vị trí đứng đầu IMF, vượt qua các nam đốithủ như Thống đốc Ngân hàng Trung ương Mexico, Agustin Carstens, Bộ trưởng Tàichính Nam Phi, Trevor Manuel, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Kazakhstan GrigoriMarchenko, Bộ trưởng Tài chính Bỉ Didier Reynders, Bộ trưởng Tài chínhSingapore Tharman Shanmugaratnam…/.