Ngày 7/9, Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) đã ra tuyên bố khẳng định thế giới không có nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu mặc dù hạn hán đã làm mất mùa lúa mỳ ở Nga.
Tuy nhiên, FAO cũng cảnh báo các thị trường lương thực toàn cầu vẫn biến động trong những năm sắp tới.
Tuyên bố của FAO nhấn mạnh hiện không có các nhân tố dẫn đến một cuộc khủng hoảng lương thực, như bạo lực bùng nổ do giá lương thực quá cao ở một số nước trong cuộc khủng hoảng lương thực năm 2007-2008.
Dự trữ ngũ cốc toàn cầu vẫn ở mức cao và mặc dù hạn hán và cháy rừng gây thiệt hại lớn đối với mùa lúa mỳ tại Nga, tổng sản lượng ngũ cốc toàn cầu năm 2010 vẫn đạt mức cao thứ 3 trong lịch sử.
Tuy nhiên, ông Hafez Ghanem, trợ lý Tổng Giám đốc FAO về phát triển kinh tế xã hội cho rằng trong bối cảnh hiện nay, cộng đồng thế giới cần tìm kiếm các biện pháp thích hợp để xử lý hiện trạng lương thực toàn cầu.
Nhóm G20 gồm các nước phát triển và đang phát triển hàng đầu có thể đi tiên phong trong việc tìm các biện pháp đảm bảo ổn định thị trường hơn về trung và dài hạn.
Ông Hafez Ghanem cũng cho rằng cộng đồng thế giới cần tiếp tục giám sát chặt chẽ thị trường lương thực để đảm bảo thị trường nông sản thế giới luôn thông suốt và chống đầu cơ lương thực hiệu quả. Bởi tình hình lương thực có thể biến động nhanh nếu xảy ra những cú sốc lớn về nguồn cung, do thời tiết xấu hơn vì biến đổi khí hậu hoặc chính sách sai lầm của các chính phủ cũng như các nhân tố phi thương mại khác có thể dẫn đến tình trạng "hoảng loạn" trên thị trường lương thực toàn cầu.
Theo ông, chìa khóa để đảm bảo an ninh lương thực lâu dài là tăng đầu tư vào nông nghiệp ở các nước đang phát triển để các nước này dư thừa lương thực nhằm đáp ứng nhu cầu của dân số thế giới lên tới hơn 9 tỷ người vào năm 2050./.
Tuy nhiên, FAO cũng cảnh báo các thị trường lương thực toàn cầu vẫn biến động trong những năm sắp tới.
Tuyên bố của FAO nhấn mạnh hiện không có các nhân tố dẫn đến một cuộc khủng hoảng lương thực, như bạo lực bùng nổ do giá lương thực quá cao ở một số nước trong cuộc khủng hoảng lương thực năm 2007-2008.
Dự trữ ngũ cốc toàn cầu vẫn ở mức cao và mặc dù hạn hán và cháy rừng gây thiệt hại lớn đối với mùa lúa mỳ tại Nga, tổng sản lượng ngũ cốc toàn cầu năm 2010 vẫn đạt mức cao thứ 3 trong lịch sử.
Tuy nhiên, ông Hafez Ghanem, trợ lý Tổng Giám đốc FAO về phát triển kinh tế xã hội cho rằng trong bối cảnh hiện nay, cộng đồng thế giới cần tìm kiếm các biện pháp thích hợp để xử lý hiện trạng lương thực toàn cầu.
Nhóm G20 gồm các nước phát triển và đang phát triển hàng đầu có thể đi tiên phong trong việc tìm các biện pháp đảm bảo ổn định thị trường hơn về trung và dài hạn.
Ông Hafez Ghanem cũng cho rằng cộng đồng thế giới cần tiếp tục giám sát chặt chẽ thị trường lương thực để đảm bảo thị trường nông sản thế giới luôn thông suốt và chống đầu cơ lương thực hiệu quả. Bởi tình hình lương thực có thể biến động nhanh nếu xảy ra những cú sốc lớn về nguồn cung, do thời tiết xấu hơn vì biến đổi khí hậu hoặc chính sách sai lầm của các chính phủ cũng như các nhân tố phi thương mại khác có thể dẫn đến tình trạng "hoảng loạn" trên thị trường lương thực toàn cầu.
Theo ông, chìa khóa để đảm bảo an ninh lương thực lâu dài là tăng đầu tư vào nông nghiệp ở các nước đang phát triển để các nước này dư thừa lương thực nhằm đáp ứng nhu cầu của dân số thế giới lên tới hơn 9 tỷ người vào năm 2050./.
(TTXVN/Vietnam+)