Lãnh đạo nhiều quốc gia trên thế giới đã lên án chính quyền Syria sau các vụ đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình ngày 22/4 làm hơn 80 người thiệt mạng.
Là nước đầu tiên lên tiếng, Nga hối thúc Syria đẩy mạnh tiến trình cải cách chính trị, đồng thời cho biết Mátxcơva "rất quan ngại trước tình trạng gia tăng căng thẳng và những dấu hiệu đối đầu đang gây ảnh hưởng trực tiếp tới người dân vô tội."
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ "Nga là bạn của Syria, song Mátxcơva tin rằng chỉ có con đường đối thoại và cải cách sâu rộng về kinh tế, chính trị, xã hội mới mang lại sự phát triển ổn định và dân chủ cho Syria." Tuyên bố cũng kêu gọi các bên ở Syria ngừng ngay các hành động bạo lực và tiếp tục tìm kiếm những giải pháp hòa bình cho các vấn đề hiện nay.
Pháp cũng kêu gọi chính quyền Syria tham gia ngay tiến trình đối thoại chính trị, trong khi Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon yêu cầu chính quyền của Tổng thống Bashar Al- Assad tôn trọng các quyền hợp pháp của người dân.
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama, Chủ tịch Nghị viện châu Âu Jerzy Buzek, Ngoại trưởng Anh William Hague cùng lãnh đạo các nước Đức, Italy và Hy Lạp cho rằng tình trạng gia tăng bạo lực ở Syria là "không thể chấp nhận được," đồng thời yêu cầu Syria phải trả tự do cho các tù chính trị và tiến hành cải cách toàn diện theo một lộ trình chặt chẽ.
Ngày 22/4, hàng chục nghìn người đã biểu tình rầm rộ ở thủ đô Damas và nhiều thành phố lớn của Syria. Các vụ đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát đã làm ít nhất 80 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương.
Đây được xem là một trong những ngày đẫm máu nhất kể từ khi làn sóng biểu tình bùng phát ở Syria từ giữa tháng Ba vừa qua, bất chấp việc trước đó một ngày, Tổng thống Assad đã có nhiều động thái tích cực nhằm xoa dịu căng thẳng, trong đó có việc ký phê chuẩn bãi bỏ Luật tình trạng khẩn cấp được áp dụng hơn 48 năm qua và giải tán Tòa án An ninh quốc gia chuyên xét xử các tội phạm chính trị.
Trong khi đó, bạo lực vẫn tiếp tục bùng phát tại Syria trong ngày 23/4 khiến có thêm 13 người thiệt mạng. Bày tỏ sự phản đối trước tình trạng đổ máu trong các cuộc biểu tình 2 ngày cuối tuần, hai nghị sĩ của thành phố Daraa và một giáo sĩ hàng đầu của thành phố này đã tuyên bố từ nhiệm./.
Là nước đầu tiên lên tiếng, Nga hối thúc Syria đẩy mạnh tiến trình cải cách chính trị, đồng thời cho biết Mátxcơva "rất quan ngại trước tình trạng gia tăng căng thẳng và những dấu hiệu đối đầu đang gây ảnh hưởng trực tiếp tới người dân vô tội."
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ "Nga là bạn của Syria, song Mátxcơva tin rằng chỉ có con đường đối thoại và cải cách sâu rộng về kinh tế, chính trị, xã hội mới mang lại sự phát triển ổn định và dân chủ cho Syria." Tuyên bố cũng kêu gọi các bên ở Syria ngừng ngay các hành động bạo lực và tiếp tục tìm kiếm những giải pháp hòa bình cho các vấn đề hiện nay.
Pháp cũng kêu gọi chính quyền Syria tham gia ngay tiến trình đối thoại chính trị, trong khi Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon yêu cầu chính quyền của Tổng thống Bashar Al- Assad tôn trọng các quyền hợp pháp của người dân.
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama, Chủ tịch Nghị viện châu Âu Jerzy Buzek, Ngoại trưởng Anh William Hague cùng lãnh đạo các nước Đức, Italy và Hy Lạp cho rằng tình trạng gia tăng bạo lực ở Syria là "không thể chấp nhận được," đồng thời yêu cầu Syria phải trả tự do cho các tù chính trị và tiến hành cải cách toàn diện theo một lộ trình chặt chẽ.
Ngày 22/4, hàng chục nghìn người đã biểu tình rầm rộ ở thủ đô Damas và nhiều thành phố lớn của Syria. Các vụ đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát đã làm ít nhất 80 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương.
Đây được xem là một trong những ngày đẫm máu nhất kể từ khi làn sóng biểu tình bùng phát ở Syria từ giữa tháng Ba vừa qua, bất chấp việc trước đó một ngày, Tổng thống Assad đã có nhiều động thái tích cực nhằm xoa dịu căng thẳng, trong đó có việc ký phê chuẩn bãi bỏ Luật tình trạng khẩn cấp được áp dụng hơn 48 năm qua và giải tán Tòa án An ninh quốc gia chuyên xét xử các tội phạm chính trị.
Trong khi đó, bạo lực vẫn tiếp tục bùng phát tại Syria trong ngày 23/4 khiến có thêm 13 người thiệt mạng. Bày tỏ sự phản đối trước tình trạng đổ máu trong các cuộc biểu tình 2 ngày cuối tuần, hai nghị sĩ của thành phố Daraa và một giáo sĩ hàng đầu của thành phố này đã tuyên bố từ nhiệm./.
(TTXVN/Vietnam+)