Ngày 2/11, Liên hợp quốc, Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Nga và nhiều nước khác đã kịch liệt lên án quyết định của Israel về việc mở rộng khu định cư tại Đông Jerusalem và khu Bờ Tây.
Trước đó một ngày, Israel đã quyết định mở rộng khu định cư tại Đông Jerusalem và khu Bờ Tây để phản đối việc Palestine trở thành thành viên đầy đủ của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO).
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon ngày 2/11 đã kịch liệt lên án quyết định trên của Israel và kêu gọi nước này không phong tỏa thu nhập từ thuế của chính quyền Palestine.
Thông cáo của văn phòng Tổng Thư ký nêu rõ quan điểm của Liên hợp quốc là hoạt động xây dựng khu định cư Do Thái trên các phần đất chiếm đóng của Palestine "trái với luật pháp quốc tế" và sẽ hủy hoại các nỗ lực nhằm nối lại các cuộc đàm phán hòa bình giữa hai bên.
Tổng Thư ký kêu gọi Israel "ngừng mọi hoạt động xây dựng khu định cư và tiếp tục chuyển tiền thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế hải quan của Palestine cho chính quyền Palestine để cơ quan này duy trì hoạt động."
Ông Ban Ki-moon cũng bày tỏ lo ngại về tình hình tài chính của UNESCO sau khi Mỹ, nước đóng góp tới 22% quỹ của tổ chức này, thông báo ngừng cung cấp 60 triệu USD cho UNESCO.
Mỹ - đồng minh lớn nhất của Israel và cũng là nước bảo trợ cho tiến trình hòa bình Trung Đông - đã bày tỏ "rất thất vọng" về quyết định "đơn phương" của Israel, trong khi EU chỉ trích quyết định này là động thái nhằm trì hoãn các nỗ lực nối lại các cuộc hòa đàm Israel-Palestine.
Nga, một trong 4 thành viên nhóm Bộ Tứ về Trung Đông, cũng lên tiếng kêu gọi Israel rút lại quyết định trên và "ngừng mọi hành động đơn phương."
Bộ Ngoại giao Nga bày tỏ "không thể chấp nhận việc trừng phạt tập thể nhằm vào nhân dân Palestine vì ý định gia nhập Liên hợp quốc và các cơ quan của tổ chức lớn nhất hành tinh này."
Bộ Ngoại giao Pháp, Anh, Đức, Italy cũng kịch liệt lên án quyết định của Israel, cho rằng đây là hành động nhằm chia rẽ và cô lập các bên, chỉ càng làm leo thang xung đột và không giúp tạo dựng niềm tin giữa hai bên.
Trong phản ứng của mình, người phát ngôn Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas tuyên bố: "Hành động mở rộng khu định cư của Israel sẽ đẩy nhanh việc phá hoại tiến trình hòa bình Trung Đông và việc Tel Aviv ngừng chuyển tiền cho Palestine là một hành động ăn cắp tiền của nhân dân Palestine."
Trước đó, trong cuộc họp ngày 1/11, Chính phủ Israel đã quyết định xây dựng 2.000 nhà định cư mới tại Đông Jerusalem và khu Bờ Tây, trong đó 1.650 nhà được xây dựng tại Jerusalem và số còn lại ở Maalé Adoumim và Efrat, phía Nam Bethlehem (Bờ Tây). Tel Aviv cũng quyết định tạm thời phong tỏa hoạt động chuyển tiền cho chính quyền Palestine.
Israel coi toàn bộ thánh địa Jerusalem là thủ đô "vĩnh viễn và không thể chia cắt" của mình, trong khi Palestine muốn nhà nước Palestine tương lai sẽ có thủ đô là Đông Jerusalem và các phần lãnh thổ nằm trong đường biên giới trước năm 1967, bao gồm cả khu Bờ Tây và Gaza.
Việc Israel liên tục mở rộng khu định cư Do Thái bất chấp phản đối của cộng đồng quốc tế đã làm ngưng trệ các cuộc hòa đàm giữa Israel và Palestine, khiến Tổng thống Ápbát phải chọn giải pháp đệ đơn xin gia nhập Liên hợp quốc.
Dự kiến, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sẽ họp trong ngày 3/11 để thảo luận về đề nghị của Palestine và các điều kiện để Palestine được gia nhập Liên hợp quốc. Đây sẽ là cuộc họp đầu tiên của Hội đồng Bảo an kể từ khi ông Ápbát chính thức đệ đơn trở thành thành viên đầy đủ của Liên hợp quốc.
Trong một diễn biến khác, hai tàu viện trợ cho Gaza là Canadian Tahrir và Irish Saoirse hiện đã có mặt trên các vùng biển quốc tế tại Địa Trung Hải, trên đường đến dải Gaza trong một nỗ lực trợ giúp cho người dân ở Gaza đang sống trong sự phong tỏa của Israel.
Với khẩu hiệu "Những con sóng tự do cho Gaza," hai tàu này mang theo nhiều thuốc chữa bệnh trị giá 30.000 USD, cùng 27 nhà hoạt động ủng hộ Palestine thuộc nhiều quốc tịch, trong đó có Mỹ, Canada, Australia...
Đây là nỗ lực mới nhất của Phong trào Đoàn kết Quốc tế nhằm phá bỏ phong tỏa của Israel đối với vùng lãnh thổ này của Palestine.
Phản ứng trước việc này, Hải quân Israel khẳng định sẽ chặn bất cứ tàu nào hỗ trợ cho Gaza. Quân đội Israel cho biết đã được chuẩn bị đầy đủ để chặn hai tàu viện trợ trên tiếp cận Gaza, và sẽ "có mọi hành động cần thiết nhằm ngăn cản các tàu này phá vỡ sự phong tỏa an ninh trên biển của Israel."
Israel lập luận rằng họ có quyền ngừng bất cứ tàu hàng nào vào Gaza khi chưa được kiểm tra nhằm ngăn chặn hoạt động chuyển vũ khí và đạn dược cho phong trào vũ trang Hồi giáo Hamas và các nhóm vũ trang khác đang hoạt động tại Gaza.
Tháng 5/2010, một đoàn tàu viện trợ của Thổ Nhĩ Kỳ cho Gaza đã bị Hải quân Israel tấn công, làm 9 người Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng và hàng chục người bị thương. Vụ việc đã dẫn tới căng thẳng trong quan hệ giữa hai đồng minh thân cận Israel - Thổ Nhĩ Kỳ./.
Trước đó một ngày, Israel đã quyết định mở rộng khu định cư tại Đông Jerusalem và khu Bờ Tây để phản đối việc Palestine trở thành thành viên đầy đủ của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO).
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon ngày 2/11 đã kịch liệt lên án quyết định trên của Israel và kêu gọi nước này không phong tỏa thu nhập từ thuế của chính quyền Palestine.
Thông cáo của văn phòng Tổng Thư ký nêu rõ quan điểm của Liên hợp quốc là hoạt động xây dựng khu định cư Do Thái trên các phần đất chiếm đóng của Palestine "trái với luật pháp quốc tế" và sẽ hủy hoại các nỗ lực nhằm nối lại các cuộc đàm phán hòa bình giữa hai bên.
Tổng Thư ký kêu gọi Israel "ngừng mọi hoạt động xây dựng khu định cư và tiếp tục chuyển tiền thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế hải quan của Palestine cho chính quyền Palestine để cơ quan này duy trì hoạt động."
Ông Ban Ki-moon cũng bày tỏ lo ngại về tình hình tài chính của UNESCO sau khi Mỹ, nước đóng góp tới 22% quỹ của tổ chức này, thông báo ngừng cung cấp 60 triệu USD cho UNESCO.
Mỹ - đồng minh lớn nhất của Israel và cũng là nước bảo trợ cho tiến trình hòa bình Trung Đông - đã bày tỏ "rất thất vọng" về quyết định "đơn phương" của Israel, trong khi EU chỉ trích quyết định này là động thái nhằm trì hoãn các nỗ lực nối lại các cuộc hòa đàm Israel-Palestine.
Nga, một trong 4 thành viên nhóm Bộ Tứ về Trung Đông, cũng lên tiếng kêu gọi Israel rút lại quyết định trên và "ngừng mọi hành động đơn phương."
Bộ Ngoại giao Nga bày tỏ "không thể chấp nhận việc trừng phạt tập thể nhằm vào nhân dân Palestine vì ý định gia nhập Liên hợp quốc và các cơ quan của tổ chức lớn nhất hành tinh này."
Bộ Ngoại giao Pháp, Anh, Đức, Italy cũng kịch liệt lên án quyết định của Israel, cho rằng đây là hành động nhằm chia rẽ và cô lập các bên, chỉ càng làm leo thang xung đột và không giúp tạo dựng niềm tin giữa hai bên.
Trong phản ứng của mình, người phát ngôn Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas tuyên bố: "Hành động mở rộng khu định cư của Israel sẽ đẩy nhanh việc phá hoại tiến trình hòa bình Trung Đông và việc Tel Aviv ngừng chuyển tiền cho Palestine là một hành động ăn cắp tiền của nhân dân Palestine."
Trước đó, trong cuộc họp ngày 1/11, Chính phủ Israel đã quyết định xây dựng 2.000 nhà định cư mới tại Đông Jerusalem và khu Bờ Tây, trong đó 1.650 nhà được xây dựng tại Jerusalem và số còn lại ở Maalé Adoumim và Efrat, phía Nam Bethlehem (Bờ Tây). Tel Aviv cũng quyết định tạm thời phong tỏa hoạt động chuyển tiền cho chính quyền Palestine.
Israel coi toàn bộ thánh địa Jerusalem là thủ đô "vĩnh viễn và không thể chia cắt" của mình, trong khi Palestine muốn nhà nước Palestine tương lai sẽ có thủ đô là Đông Jerusalem và các phần lãnh thổ nằm trong đường biên giới trước năm 1967, bao gồm cả khu Bờ Tây và Gaza.
Việc Israel liên tục mở rộng khu định cư Do Thái bất chấp phản đối của cộng đồng quốc tế đã làm ngưng trệ các cuộc hòa đàm giữa Israel và Palestine, khiến Tổng thống Ápbát phải chọn giải pháp đệ đơn xin gia nhập Liên hợp quốc.
Dự kiến, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sẽ họp trong ngày 3/11 để thảo luận về đề nghị của Palestine và các điều kiện để Palestine được gia nhập Liên hợp quốc. Đây sẽ là cuộc họp đầu tiên của Hội đồng Bảo an kể từ khi ông Ápbát chính thức đệ đơn trở thành thành viên đầy đủ của Liên hợp quốc.
Trong một diễn biến khác, hai tàu viện trợ cho Gaza là Canadian Tahrir và Irish Saoirse hiện đã có mặt trên các vùng biển quốc tế tại Địa Trung Hải, trên đường đến dải Gaza trong một nỗ lực trợ giúp cho người dân ở Gaza đang sống trong sự phong tỏa của Israel.
Với khẩu hiệu "Những con sóng tự do cho Gaza," hai tàu này mang theo nhiều thuốc chữa bệnh trị giá 30.000 USD, cùng 27 nhà hoạt động ủng hộ Palestine thuộc nhiều quốc tịch, trong đó có Mỹ, Canada, Australia...
Đây là nỗ lực mới nhất của Phong trào Đoàn kết Quốc tế nhằm phá bỏ phong tỏa của Israel đối với vùng lãnh thổ này của Palestine.
Phản ứng trước việc này, Hải quân Israel khẳng định sẽ chặn bất cứ tàu nào hỗ trợ cho Gaza. Quân đội Israel cho biết đã được chuẩn bị đầy đủ để chặn hai tàu viện trợ trên tiếp cận Gaza, và sẽ "có mọi hành động cần thiết nhằm ngăn cản các tàu này phá vỡ sự phong tỏa an ninh trên biển của Israel."
Israel lập luận rằng họ có quyền ngừng bất cứ tàu hàng nào vào Gaza khi chưa được kiểm tra nhằm ngăn chặn hoạt động chuyển vũ khí và đạn dược cho phong trào vũ trang Hồi giáo Hamas và các nhóm vũ trang khác đang hoạt động tại Gaza.
Tháng 5/2010, một đoàn tàu viện trợ của Thổ Nhĩ Kỳ cho Gaza đã bị Hải quân Israel tấn công, làm 9 người Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng và hàng chục người bị thương. Vụ việc đã dẫn tới căng thẳng trong quan hệ giữa hai đồng minh thân cận Israel - Thổ Nhĩ Kỳ./.
(TTXVN/Vietnam+)