Thủ tướng Đức Angela Merkel vừa đưa ra nhận định rằng những khó khăn tài chính trong khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) có thể là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất của châu Âu kể từ sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Theo bà, đồng euro là biểu tượng của một châu Âu thống nhất, hòa bình, tự do và thịnh vượng, song đã đến lúc cần "bước đột phá" cho một châu Âu mới. Thủ tướng Merkel còn kêu gọi điều chỉnh Hiệp ước châu Âu, theo đó đưa vào các cơ chế trừng phạt tự động để phạt những nước không tuân thủ Hiệp ước Ổn định và Tăng tưởng châu Âu.
Tuyên bố của bà Merkel thể hiện rõ tính chất nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng nợ tại Eurozone. Nhiều chuyên gia kinh tế cũng đưa ra nhận định khá bi quan rằng nếu không có các biện pháp hữu hiệu để giải quyết dứt điểm vấn đề nợ công, Eurozone sẽ có nguy cơ tan rã và những hệ lụy của nó sẽ khôn lường.
Vượt khỏi tầm kiểm soát
Theo mạng tin Nghiên cứu toàn cầu, cuộc khủng hoảng nợ công tại Eurozone đang vượt khỏi tầm kiểm soát và Liên minh tiền tệ này phải đối mặt với nguy cơ sụp đổ. Cuộc khủng hoảng này đang ngày càng nóng và có nguy cơ lan từ Hy Lạp sang Italy (nền kinh tế lớn thứ ba châu Âu) và Tây Ban Nha (nền kinh tế lớn thứ tư châu Âu). Một số chuyên gia nhận định cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu hiện vẫn chưa tới đáy và nó có thể bùng nổ vào năm 2012.
Liên quan đến nguy cơ này, nhật báo Le Monde của Pháp vừa gióng lên hồi chuông cảnh báo rằng Pháp - nền kinh tế lớn thứ hai trong Liên minh châu Âu - có thể trở thành nạn nhân tiếp theo của cuộc khủng hoảng nợ công, sau Hy Lạp và Italy. Báo này đã đưa ra những con số đáng báo động rằng các khoản nợ của Pháp đã chạm ngưỡng 1.700 tỷ euro, chỉ thấp hơn chút ít so với mức tương ứng 1.900 tỷ euro của Italy.
Tuy nhiên, tình hình nợ công của Pháp có phần rủi ro hơn cả Italy, bởi lẽ chủ các khoản nợ chính phủ Italy là các nhà đầu tư trong nước, trong khi Pháp chủ yếu lại vay nợ nước ngoài. Vì vậy Pháp rất dễ tổn thương một khi thị trường quốc tế có biến động mạnh.
Hiện nhiều nước trong Eurozone đang triển khai các biện pháp "khắc khổ" tiết kiệm chi tiêu để cắt giảm thâm hụt ngân sách. Biện pháp này nhằm đáp ứng điều kiện của các chủ nợ, song lại ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong nước. Nếu các nền kinh tế không tăng trưởng, nguồn thu từ thuế sẽ giảm và các nước mất khả năng trả lãi các khoản nợ vay. Các ngân hàng lớn tại Mỹ và châu Âu bị suy yếu và các nhà kinh tế đang đặt dấu hỏi liệu Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) có thể tiếp tục mua trái phiếu của Italy và Tây Ban Nha đến bao giờ.
ECB và các thành viên không có sự phối hợp, khi các ngân hàng Pháp và nhiều nước khác đang bán trái phiếu mà ECB buộc phải mua. Tất cả những yếu tố này đang dẫn đến bất ổn về chính trị, tài chính và kinh tế. Hệ quả là tỷ lệ đòn bẩy của các ngân hàng châu Âu hiện là 26:1, trong khi tỷ lệ bình thường là 9:1. Việc giá tài sản giảm 4% sẽ xóa sạch giá trị tài sản.
Tỷ lệ nợ/giá trị tài sản của các tập đoàn là 145% tại Bồ Đào Nha, 135% tại Italy, 113% tại Ireland, Hy Lạp: 218%, Tây Ban Nha: 152%, Anh: 89%, Đức: 105% và Pháp: 76%. Những khó khăn tài chính không phải là căn bệnh riêng tại 6 nước đang gặp khó khăn và việc bán đấu giá trái phiếu có thể thất bại ngay cả tại Đức. Nếu như ECB không mua trái phiếu của Italy thì các thị trường trái phiếu Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã sụp đổ. Châu Âu đang là chất xúc tác và cuối cùng có thể khiến hệ thống tài chính sụp đổ.
Các ngân hàng châu Âu đang phàn nàn về việc họ phải tăng dự trữ vốn lên 9% vào ngày 30/6/2012, trong bối cảnh các nước đã chi khoảng 610 tỷ USD cho các chương trình cứu trợ, còn nếu tính cả việc sử dụng các sản phẩm phái sinh, con số này có thể lên tới 1.400 tỷ USD.
Sự phục hồi trước đây từ suy thoái kinh tế tại châu Âu phần lớn là do tăng khoản nợ chính phủ từ mức 74% năm 2009, lên 83% năm 2010 tại Đức, tại Pháp từ 79% lên 82%, còn tại Hy Lạp và Italia là từ 116% lên 130% và 160%. Đòn bẩy này hiện dẫn đến việc giảm nợ nần, có thể mang lại cân bằng, nhưng không tốt cho tăng trưởng kinh tế vì nó làm giảm khả năng huy động vốn của một nền kinh tế.
ECB cũng đang cho lưu hành thêm 300 tỷ USD bằng cách mua trái phiếu và làm tăng lạm phát. Tệ hơn nữa là ECB đã nâng mức tăng tiền tệ từ 9,5% hồi tháng 6 lên 23% vào tháng 10. Các chính sách tiền tệ lỏng lẻo đã gây ra những vấn đề trên. Trong khi đó lạm phát lại tăng. Châu Âu sẽ không đạt được mức tăng trưởng lành mạnh, nếu các chính phủ tiếp tục các chính sách khắc khổ. Nhưng các ngân hàng và các chính phủ sẽ không làm như vậy vì sợ bị mất kiểm soát. Điều đó có nghĩa là nợ nhiều hơn và lạm phát cao hơn và có thể là siêu lạm phát.
Đại bùng nổ nợ vào năm 2012
Hiện châu Âu đang phải đối mặt những thách thức lớn khi các khoản nợ khổng lồ của nhóm PIIGS (Bồ Đào Nha, Italy, Ireland, Hy Lạp và Tây Ban Nha) tới kỳ đáo hạn. Bắt đầu từ tháng 9/2011 tới cuối năm 2011, Italy cần phải huy động lượng tiền lên tới trên 160 tỷ USD để trang trải thâm hụt tài chính và trả gốc lẫn lãi các khoản nợ tới hạn thanh toán.
Nếu Italy tiếp tục gặp khó khăn trong việc huy động vốn, trong cơ chế cứu trợ đồng euro hiện nay, Liên minh châu Âu (EU) không có cách nào để cứu Italia thoát khỏi khủng hoảng nợ và rất có khả năng sẽ xuất hiện một cơn chấn động tài chính. Từ năm 2012 tới năm 2014, các nước PIIGS sẽ bước vào thời kỳ cao điểm trả nợ.
Đây cũng là khoảng thời gian thị trường kiểm nghiệm tình hình chấp hành chương trình thắt chặt chi tiêu của các nước trên. Nếu các nước này không thực hiện được kế hoạch cắt giảm thâm hụt tài chính như đã cam kết với Tổ chức tiền tệ quốc tế (IMF) và EU, thị trường sẽ mất niềm tin vào các nước này.
Hơn nữa, cơ chế bảo hiểm nợ mà Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu (EFSF) đưa ra gần đây nhằm thu hút nguồn tiền từ các nước như Trung Quốc cũng như việc thiết lập nó hiện vẫn chưa chín muồi. Nếu xem xét viễn cảnh phát triển của cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay, vấn đề nợ công có khả năng đại bùng nổ vào khoảng từ tháng 2 tới tháng 4/2012./.
Theo bà, đồng euro là biểu tượng của một châu Âu thống nhất, hòa bình, tự do và thịnh vượng, song đã đến lúc cần "bước đột phá" cho một châu Âu mới. Thủ tướng Merkel còn kêu gọi điều chỉnh Hiệp ước châu Âu, theo đó đưa vào các cơ chế trừng phạt tự động để phạt những nước không tuân thủ Hiệp ước Ổn định và Tăng tưởng châu Âu.
Tuyên bố của bà Merkel thể hiện rõ tính chất nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng nợ tại Eurozone. Nhiều chuyên gia kinh tế cũng đưa ra nhận định khá bi quan rằng nếu không có các biện pháp hữu hiệu để giải quyết dứt điểm vấn đề nợ công, Eurozone sẽ có nguy cơ tan rã và những hệ lụy của nó sẽ khôn lường.
Vượt khỏi tầm kiểm soát
Theo mạng tin Nghiên cứu toàn cầu, cuộc khủng hoảng nợ công tại Eurozone đang vượt khỏi tầm kiểm soát và Liên minh tiền tệ này phải đối mặt với nguy cơ sụp đổ. Cuộc khủng hoảng này đang ngày càng nóng và có nguy cơ lan từ Hy Lạp sang Italy (nền kinh tế lớn thứ ba châu Âu) và Tây Ban Nha (nền kinh tế lớn thứ tư châu Âu). Một số chuyên gia nhận định cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu hiện vẫn chưa tới đáy và nó có thể bùng nổ vào năm 2012.
Liên quan đến nguy cơ này, nhật báo Le Monde của Pháp vừa gióng lên hồi chuông cảnh báo rằng Pháp - nền kinh tế lớn thứ hai trong Liên minh châu Âu - có thể trở thành nạn nhân tiếp theo của cuộc khủng hoảng nợ công, sau Hy Lạp và Italy. Báo này đã đưa ra những con số đáng báo động rằng các khoản nợ của Pháp đã chạm ngưỡng 1.700 tỷ euro, chỉ thấp hơn chút ít so với mức tương ứng 1.900 tỷ euro của Italy.
Tuy nhiên, tình hình nợ công của Pháp có phần rủi ro hơn cả Italy, bởi lẽ chủ các khoản nợ chính phủ Italy là các nhà đầu tư trong nước, trong khi Pháp chủ yếu lại vay nợ nước ngoài. Vì vậy Pháp rất dễ tổn thương một khi thị trường quốc tế có biến động mạnh.
Hiện nhiều nước trong Eurozone đang triển khai các biện pháp "khắc khổ" tiết kiệm chi tiêu để cắt giảm thâm hụt ngân sách. Biện pháp này nhằm đáp ứng điều kiện của các chủ nợ, song lại ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trong nước. Nếu các nền kinh tế không tăng trưởng, nguồn thu từ thuế sẽ giảm và các nước mất khả năng trả lãi các khoản nợ vay. Các ngân hàng lớn tại Mỹ và châu Âu bị suy yếu và các nhà kinh tế đang đặt dấu hỏi liệu Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) có thể tiếp tục mua trái phiếu của Italy và Tây Ban Nha đến bao giờ.
ECB và các thành viên không có sự phối hợp, khi các ngân hàng Pháp và nhiều nước khác đang bán trái phiếu mà ECB buộc phải mua. Tất cả những yếu tố này đang dẫn đến bất ổn về chính trị, tài chính và kinh tế. Hệ quả là tỷ lệ đòn bẩy của các ngân hàng châu Âu hiện là 26:1, trong khi tỷ lệ bình thường là 9:1. Việc giá tài sản giảm 4% sẽ xóa sạch giá trị tài sản.
Tỷ lệ nợ/giá trị tài sản của các tập đoàn là 145% tại Bồ Đào Nha, 135% tại Italy, 113% tại Ireland, Hy Lạp: 218%, Tây Ban Nha: 152%, Anh: 89%, Đức: 105% và Pháp: 76%. Những khó khăn tài chính không phải là căn bệnh riêng tại 6 nước đang gặp khó khăn và việc bán đấu giá trái phiếu có thể thất bại ngay cả tại Đức. Nếu như ECB không mua trái phiếu của Italy thì các thị trường trái phiếu Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã sụp đổ. Châu Âu đang là chất xúc tác và cuối cùng có thể khiến hệ thống tài chính sụp đổ.
Các ngân hàng châu Âu đang phàn nàn về việc họ phải tăng dự trữ vốn lên 9% vào ngày 30/6/2012, trong bối cảnh các nước đã chi khoảng 610 tỷ USD cho các chương trình cứu trợ, còn nếu tính cả việc sử dụng các sản phẩm phái sinh, con số này có thể lên tới 1.400 tỷ USD.
Sự phục hồi trước đây từ suy thoái kinh tế tại châu Âu phần lớn là do tăng khoản nợ chính phủ từ mức 74% năm 2009, lên 83% năm 2010 tại Đức, tại Pháp từ 79% lên 82%, còn tại Hy Lạp và Italia là từ 116% lên 130% và 160%. Đòn bẩy này hiện dẫn đến việc giảm nợ nần, có thể mang lại cân bằng, nhưng không tốt cho tăng trưởng kinh tế vì nó làm giảm khả năng huy động vốn của một nền kinh tế.
ECB cũng đang cho lưu hành thêm 300 tỷ USD bằng cách mua trái phiếu và làm tăng lạm phát. Tệ hơn nữa là ECB đã nâng mức tăng tiền tệ từ 9,5% hồi tháng 6 lên 23% vào tháng 10. Các chính sách tiền tệ lỏng lẻo đã gây ra những vấn đề trên. Trong khi đó lạm phát lại tăng. Châu Âu sẽ không đạt được mức tăng trưởng lành mạnh, nếu các chính phủ tiếp tục các chính sách khắc khổ. Nhưng các ngân hàng và các chính phủ sẽ không làm như vậy vì sợ bị mất kiểm soát. Điều đó có nghĩa là nợ nhiều hơn và lạm phát cao hơn và có thể là siêu lạm phát.
Đại bùng nổ nợ vào năm 2012
Hiện châu Âu đang phải đối mặt những thách thức lớn khi các khoản nợ khổng lồ của nhóm PIIGS (Bồ Đào Nha, Italy, Ireland, Hy Lạp và Tây Ban Nha) tới kỳ đáo hạn. Bắt đầu từ tháng 9/2011 tới cuối năm 2011, Italy cần phải huy động lượng tiền lên tới trên 160 tỷ USD để trang trải thâm hụt tài chính và trả gốc lẫn lãi các khoản nợ tới hạn thanh toán.
Nếu Italy tiếp tục gặp khó khăn trong việc huy động vốn, trong cơ chế cứu trợ đồng euro hiện nay, Liên minh châu Âu (EU) không có cách nào để cứu Italia thoát khỏi khủng hoảng nợ và rất có khả năng sẽ xuất hiện một cơn chấn động tài chính. Từ năm 2012 tới năm 2014, các nước PIIGS sẽ bước vào thời kỳ cao điểm trả nợ.
Đây cũng là khoảng thời gian thị trường kiểm nghiệm tình hình chấp hành chương trình thắt chặt chi tiêu của các nước trên. Nếu các nước này không thực hiện được kế hoạch cắt giảm thâm hụt tài chính như đã cam kết với Tổ chức tiền tệ quốc tế (IMF) và EU, thị trường sẽ mất niềm tin vào các nước này.
Hơn nữa, cơ chế bảo hiểm nợ mà Quỹ Bình ổn Tài chính châu Âu (EFSF) đưa ra gần đây nhằm thu hút nguồn tiền từ các nước như Trung Quốc cũng như việc thiết lập nó hiện vẫn chưa chín muồi. Nếu xem xét viễn cảnh phát triển của cuộc khủng hoảng nợ công hiện nay, vấn đề nợ công có khả năng đại bùng nổ vào khoảng từ tháng 2 tới tháng 4/2012./.
Hoàng Hà (TTXVN/Vietnam+)