Phát biểu tại buổi giới thiệu Sách hướng dẫn xử lý rủi ro tài chính do thiên tai chiều 4/11, Chủ tịch Ngân hàng thế giới (WB), ông Jim Young Kim cho biết trong vòng ba thập kỷ qua, thiệt hại vật chất do thiên tai gây ra trên thế giới đã tăng gấp ba lần, lên tới 1.200 triệu tỷ USD, tương đương với 1/3 tổng số vốn viện trợ dành cho phát triển trong thời gian đó.
Ông Jim Young Kim cho biết trong nhiều năm trở lại đây, thế giới đã hứng chịu nhiều đợt thiên tai khủng khiếp là hậu quả của quá trình biến đổi khí hậu.
Ông lưu ý rằng trong vài thập kỷ tới, các nước có thu nhập trung bình và thấp sẽ càng bị tác động bởi rủi ro thiên tai, và do đó các nước này cần phải khẩn trương tăng cường khả năng phòng chống trước các tác động của biến đổi khí hậu, tăng cường khả năng thích ứng thông qua các cơ chế tài chính thích hợp để khôi phục kinh tế.
Ông cũng cho biết WB đang khẩn trương phối hợp với các quốc gia có nhiều rủi ro trong các chương trình và dự án liên quan.
Người đứng đầu WB đánh giá cao những đóng góp của Mexico trong quá trình chia sẻ kinh nghiệm trên lĩnh vực này với tất cả các nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), đồng thời nhấn mạnh Sách hướng dẫn xử lý rủi ro tài chính do thiên tai không phải là một hình mẫu cứng nhắc, mà trong quá trình thực hiện, các quốc gia phải dựa trên nhu cầu và điều kiện thực tế của quốc gia đó./.
Ông Jim Young Kim cho biết trong nhiều năm trở lại đây, thế giới đã hứng chịu nhiều đợt thiên tai khủng khiếp là hậu quả của quá trình biến đổi khí hậu.
Ông lưu ý rằng trong vài thập kỷ tới, các nước có thu nhập trung bình và thấp sẽ càng bị tác động bởi rủi ro thiên tai, và do đó các nước này cần phải khẩn trương tăng cường khả năng phòng chống trước các tác động của biến đổi khí hậu, tăng cường khả năng thích ứng thông qua các cơ chế tài chính thích hợp để khôi phục kinh tế.
Ông cũng cho biết WB đang khẩn trương phối hợp với các quốc gia có nhiều rủi ro trong các chương trình và dự án liên quan.
Người đứng đầu WB đánh giá cao những đóng góp của Mexico trong quá trình chia sẻ kinh nghiệm trên lĩnh vực này với tất cả các nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), đồng thời nhấn mạnh Sách hướng dẫn xử lý rủi ro tài chính do thiên tai không phải là một hình mẫu cứng nhắc, mà trong quá trình thực hiện, các quốc gia phải dựa trên nhu cầu và điều kiện thực tế của quốc gia đó./.
(TTXVN)