'Thế thượng phong' của Taliban ở Afghanistan bắt nguồn từ đâu?

Trên thực tế, Mỹ đã nhận thức được rằng dù bằng cách này hay cách khác thì Taliban vẫn không thể bị loại trừ khỏi tiến trình định hình tương lai của đất nước Nam Á này.
'Thế thượng phong' của Taliban ở Afghanistan bắt nguồn từ đâu? ảnh 1Người đồng sáng lập lực lượng Taliban Mullah Abdul Ghani Baradar tại Hội nghị quốc tế về hòa bình của Afghanistan ở Moskva, Nga ngày 18/3/2021. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Trang mạng nationalinterest.org đưa tin khi chính quyền ông Donald Trump thông báo vào năm 2020 rằng họ sẽ bắt đầu rút toàn bộ quân khỏi Afghanistan, nhiều người đã nhanh chóng kết luận rằng sau gần 2 thập kỷ, thì Mỹ rốt cuộc đã thừa nhận thất bại trong cuộc chiến dài hơi nhất và đầu hàng trước phiến quân Taliban.

Một số dấu hiệu đã chỉ rõ xu hướng này: Việc ký thỏa thuận với Taliban không chỉ là một sự thừa nhận nghiêm túc rằng sau nhiều năm giao tranh, thì Taliban vẫn bất khả chiến bại.

Quan trọng hơn, khi Mỹ hối thúc chính phủ Afghanistan đàm phán với nhóm phiến quân này, Washington thực tế cũng đã nhận thức được rằng dù bằng cách này hay cách khác thì Taliban vẫn không thể bị loại trừ khỏi tiến trình định hình tương lai của đất nước Nam Á này.

Để thực hiện lộ trình hướng tới sự ổn định dẫn tới thông qua chia sẻ quyền lực với kẻ thù có thể là một sự giải thoát, nhưng những cái giá về con người và tài chính của chiến dịch kéo dài 20 năm này khó có thể khiến những người ở Washington lẫn Kabul tổ chức ăn mừng.

[Taliban cảnh báo về "hậu quả thảm khốc" nếu Mỹ không rút quân đúng hạn]

Mặc dù vậy, điều này không đúng với Taliban, bởi theo câu nói nổi tiếng của Henry Kissinger thì với một kẻ nổi dậy, chỉ cần không thua thì sẽ giành chiến thắng. Điều này có nghĩa là tất cả những điều phe nổi dậy cần làm là tiếp tục duy trì, chống chọi và chờ đến khi nào đối thủ thoái chí.

Với thực tế là sự ra đi của Mỹ, không sai khi lập luận rằng Taliban đã giành thế thượng phong trong cuộc nội chiến dai dẳng này.

Trên thực tế, một số ý kiến còn đi xa hơn khi lập luận rằng phiến quân này đã đạt được đúng những gì họ muốn: khoảnh khắc mà những binh lính cuối cùng của Mỹ rời khỏi thực địa, sẽ chẳng còn gì có thể cản trở Taliban giành lấy đất nước này - một mục tiêu mà chúng đã đấu tranh suốt từ khi bị hạ bệ hồi năm 2001.

Những mối lo ngại này rõ ràng vẫn ám ảnh chính quyền Biden: họ đang xem xét lại thỏa thuận, qua đó làm dấy lên những hy vọng trong giới chức an ninh rằng việc rút quân sẽ được trì hoãn nếu có một nguy cơ thực tế rằng điều này có thể dẫn tới một chiến thắng của Taliban.

Bề ngoài, đây là tin tốt bởi nó có thể chấm dứt những lo ngại rằng thỏa thuận này được đúc kết một cách hấp tấp dưới thời chính quyền ông Trump để đảm bảo được một chiến thắng về chính sách ngoại giao trong năm bầu cử 2020.

Tuy nhiên, việc đặt quá nhiều hy vọng vào một ý tưởng rằng chỉ cần sự hiện diện của một mình nước Mỹ là đủ để ngăn chặn sự kiểm soát của nhóm khủng bố Taliban vừa là một suy nghĩ sai lầm vừa là một sự định hướng nguy hiểm.

Trên thực tế, mặc dù việc vội vã rút quân không hề được hoan nghênh, song hiện có thể tính tới khả năng là Taliban sẽ vẫn đạt được thành công ngay cả khi Mỹ ở lại.

Cần nhớ rằng mục tiêu cuối cùng của bất kỳ một nhóm nổi dậy nào đều là thay thế chế độ hiện hành và trở thành lực lượng cai quản trong một vùng lãnh thổ và một cộng đồng dân cư nào đó.

Việc tin rằng mục tiêu này dễ dàng đạt được bằng cách chờ đợi cũng sai lầm giống như tin rằng có thể ngăn ngừa điều này chỉ đơn thuần bằng cách ở lại đó.

Sẽ còn nhiều điều phải làm hơn thế: như điều James Kiras đã nhắc cho chúng ta nhớ, rằng để đạt được mục tiêu này, một nhóm nổi dậy không chỉ cần duy trì được lâu hơn đối thủ của mình, mà còn phải tích cực mở rộng quyền kiểm soát lãnh thổ, tìm kiếm sự hỗ trợ để duy trì, và thành công trong việc thể hiện bản thân là một sự thay thế hợp lý cho trật tự hiện hành.

Tương tự, để đánh bại một nhóm nổi dậy, cần phải tiêu diệt chúng trên 3 chiến tuyến khác nữa, và dường đó chính xác là những nơi mà Taliban đang đạt được sự tiến triển mạnh mẽ.

Mặc dù không thể đưa ra con số chính xác, song ước tính nhóm này đang kiểm soát được nhiều lãnh thổ hơn so với bất kỳ thời điểm nào kể từ năm 2021.

Đây là một diễn biến đáng lo ngại, đặc biệt là khi người ta nhận ra rằng gần đây chính phủ Afghanistan chỉ kiểm soát được khoảng 30% lãnh thổ nước này (giảm mạnh so với 50% vào năm 2018), trong khi phần lãnh thổ còn lại vẫn đang bị tranh chấp và có khả năng bị chiếm đoạt.

Rõ ràng là xu hướng như hiện nay không hoàn toàn xác định được những gì sẽ xảy ra tiếp theo đây.

Tuy nhiên, nó vẫn là dấu chỉ cho thấy chính phủ Afghanistan đang đánh mất sự kiểm soát với đất nước còn Taliban đang ngày càng thành công trong việc nắm bắt nó.

Logic mà nói bất kỳ sự kiểm soát lãnh thổ nào một nhóm nổi dậy đều sẽ không duy trì được lâu nếu như chúng không có các phương tiện và nguồn lực để củng cố sự hiện diện tại các khu vực mà chúng nắm giữ.

Nhìn chung chúng có 2 cách thức để giành được sự hỗ trợ: Một là ép buộc – khả năng hăm dọa dân chúng để bắt họ phải tuân phục. Đối với Taliban, thì đây là một công cụ then chốt: nhóm này thường xuyên dung cách phô trương bạo lực, chẳng hạn như chặt đầu công khai, để củng cố cơ sở của mình.

Kết quả là người dân Afghanistan tại các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng có xu hướng ủng hộ nhóm này đơn thuần chỉ để gia tăng cơ hội sống sót cho bản thân.

Tuy nhiên, sự áp bức về lâu dài chỉ nhận lại sự phản kháng. Thay vào đó, điều cần làm để có được cả sự ủng hộ và thành công là mức độ hợp thức. Điều này có được khi phe nổi dây chứng tỏ được là họ có thể làm tốt hơn chính phủ đương nhiệm.

'Thế thượng phong' của Taliban ở Afghanistan bắt nguồn từ đâu? ảnh 2Lực lượng an ninh Afghanistan trong chiến dịch quân sự chống các tay súng Taliban ở tỉnh Kandahar ngày 2/11/2020. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Đáng kinh ngạc là Taliban lại làm được điều đó: tai các vùng lãnh thổ chiếm đóng, chúng hiện đang vận hành một cấu trúc nhà nước dù tàn bạo nhưng đang ngày càng hiệu quả.

Hầu hết điều này có được là nhờ năng lực của chúng trong việc triển khai một hệ thống pháp lý và thực thi pháp luật thiết thực.

Theo các cuộc thăm dò mới nhất, bất bình lớn và thường trực trong hầu hết người dân Afghanistan là nạn tham nhũng, vốn vẫn rất tràn lan bất chấp nhiều nỗ lực đối phó.

Taliban đã lợi dụng được điều này: cuộc sống dưới sự cai trị của phiến quân có thể hà khắc, nhưng như Florian Weigand giải thích, ít nhất nó mang lại cho người dân “khả năng dự đoán trước vấn đề” và “cảm giác được cư xử công bằng như nhau” - điều mà chính phủ quốc gia chưa làm được.

Chắc chắn, có thể kết luận một cách lô-gích rằng sự hiện diện của Mỹ hiện nay đang hình thành bức tường trì cuối cùng chống lại nguy cơ Taliban nắm quyền kiểm soát và vì vậy Mỹ nên tiếp tục duy trì.

Tuy nhiên, cũng có thể lập luận rằng chỉ hiện diện không thôi không có tác động nhiều đến nguy cơ này.

Sau tất cả, những diễn biến được đưa ra thảo luận đều diễn ra trong tầm nhìn của Mỹ, và chúng cho thấy nếu chỉ hiện diện thì sẽ không thể ngăn cản bước tiến của Taliban.

Chắc chắn là một sự rút quân chóng vánh sẽ đẩy nhanh xu hướng này, nhưng ở lại có lẽ cũng chẳng cản trở được điều đó.

Một cách tiếp cận mới có thể làm chậm những tiến triển này, nhưng không chắc nó sẽ có được động lực chính trị hay sự ủng hộ của người dân./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục