Ngày 9/9, tại thành phố Điện Biên Phủ, Cục phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), UNAIDS (Chương trình phối hợp của Liên hiệp quốc) phối hợp cùng Sở Y tế Điện Biên mở Hội nghị xây dựng kế hoạch triển khai sáng kiến điều trị 2.0.
Chương trình nhằm triển khai thí điểm chiến lược điều trị 2.0 trong dự phòng, chăm sóc, điều trị và hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS cho bệnh nhân trên địa bàn 4 huyện, thành phố của tỉnh Điện Biên.
Sáng kiến điều trị 2.0 là một sáng kiến toàn cầu do Chương trình phối hợp của Liên hiệp quốc và Tổ chức y tế thế giới (WHO) xây dựng với mục tiêu thúc đẩy việc mở rộng điều trị HIV. Nét nổi bật của phương thức điều trị 2.0 so với các phương thức điều trị khác (1.0) là thực hiện dựa trên những định hướng tiếp cận y tế công cộng.
Theo Đại diện Cục phòng chống HIV/AIDS, Việt Nam là nước tiên phong triển khai sáng kiến điều trị 2.0, việc triển khai thí điểm ở Điện Biên cũng sẽ thực hiện ở các nội dung, gồm lồng ghép vào hệ thống y tế hiện có; tối ưu hóa công thức điều trị và sử dụng các phương thức chẩn đoán sớm, đơn giản; giảm giá thành dịch vụ; huy động cộng đồng, từng bước giảm kỳ thị phân biệt đối xử và thúc đẩy tiếp cận theo chương trình mục tiêu để duy trì tính bền vững thành quả chương trình HIV/AIDS.
Điện Biên sẽ ưu tiên tăng cường lồng ghép giữa dự phòng và chăm sóc HIV; xây dựng phương pháp xét nghiệm chẩn đoán HIV bằng xét nghiệm nhanh cho các đối tượng nguy cơ cao; tối đa hóa lợi ích sống còn và lợi ích dự phòng khi điều trị ARV cho bệnh nhân.
Nói đến triển vọng về sáng kiến điều trị 2.0, tiến sỹ Fabio Mesquista, đại diện Tổ chức y tế thế giới (WHO), cho biết nếu như trước đây, việc xét nghiệm, tư vấn, tiếp cận cộng đồng là công việc riêng của mỗi một cán bộ, nhân viên y tế thì với sáng kiến điều trị 2.0 một nhóm sẽ cùng hợp sức, cùng hỗ trợ trong các hoạt động việc này và sẽ giảm thiểu được rất nhiều chi phí, công sức và nâng cao được tính hiệu quả, hiệu suất của công việc.
Với phác đồ điều trị trong sáng kiến 2.0, bệnh nhân chỉ uống 1 viên duy nhất/ngày (1 phác đồ điều trị), thay vì trước đây bệnh nhân phải uống nhiều viên, một ngày uống 3 lần (3 phác đồ điều trị). Cùng với đó, việc phân cấp, phân tuyến điều trị mở rộng xuống tận địa bàn xã, phường của sáng kiến điều trị 2.0 sẽ rút ngắn được khoảng cách, thời gian và tăng thêm cơ hội cho bệnh nhân trên địa có nhu cầu điều trị được tiếp cận dịch vụ dễ dàng hơn, giảm chi phí, gánh nặng đi lại đối với người nhiễm HIV.
Theo Sở Y tế Điện Biên, đến tháng 6/2011, lũy tích các trường hợp nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS trên địa bàn gần 8.700 người chiếm 0,76% dân số, trong đó gần 1.500 người đã tử vong.
Với việc triển khai sáng kiến điều trị này, Điện Biên là tỉnh thứ 2 của toàn quốc (cùng với Cần Thơ) được thí điểm triển khai sáng kiến điều trị 2.0. Các địa phương của tỉnh Điện Biên gồm 3 huyện Mường Ẳng, Điện Biên, Tuần Giáo và thành phố Điện Biên Phủ với tổng cộng 12 xã, phường sẽ được chọn để triển khai phương thức điều trị này./.
Chương trình nhằm triển khai thí điểm chiến lược điều trị 2.0 trong dự phòng, chăm sóc, điều trị và hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS cho bệnh nhân trên địa bàn 4 huyện, thành phố của tỉnh Điện Biên.
Sáng kiến điều trị 2.0 là một sáng kiến toàn cầu do Chương trình phối hợp của Liên hiệp quốc và Tổ chức y tế thế giới (WHO) xây dựng với mục tiêu thúc đẩy việc mở rộng điều trị HIV. Nét nổi bật của phương thức điều trị 2.0 so với các phương thức điều trị khác (1.0) là thực hiện dựa trên những định hướng tiếp cận y tế công cộng.
Theo Đại diện Cục phòng chống HIV/AIDS, Việt Nam là nước tiên phong triển khai sáng kiến điều trị 2.0, việc triển khai thí điểm ở Điện Biên cũng sẽ thực hiện ở các nội dung, gồm lồng ghép vào hệ thống y tế hiện có; tối ưu hóa công thức điều trị và sử dụng các phương thức chẩn đoán sớm, đơn giản; giảm giá thành dịch vụ; huy động cộng đồng, từng bước giảm kỳ thị phân biệt đối xử và thúc đẩy tiếp cận theo chương trình mục tiêu để duy trì tính bền vững thành quả chương trình HIV/AIDS.
Điện Biên sẽ ưu tiên tăng cường lồng ghép giữa dự phòng và chăm sóc HIV; xây dựng phương pháp xét nghiệm chẩn đoán HIV bằng xét nghiệm nhanh cho các đối tượng nguy cơ cao; tối đa hóa lợi ích sống còn và lợi ích dự phòng khi điều trị ARV cho bệnh nhân.
Nói đến triển vọng về sáng kiến điều trị 2.0, tiến sỹ Fabio Mesquista, đại diện Tổ chức y tế thế giới (WHO), cho biết nếu như trước đây, việc xét nghiệm, tư vấn, tiếp cận cộng đồng là công việc riêng của mỗi một cán bộ, nhân viên y tế thì với sáng kiến điều trị 2.0 một nhóm sẽ cùng hợp sức, cùng hỗ trợ trong các hoạt động việc này và sẽ giảm thiểu được rất nhiều chi phí, công sức và nâng cao được tính hiệu quả, hiệu suất của công việc.
Với phác đồ điều trị trong sáng kiến 2.0, bệnh nhân chỉ uống 1 viên duy nhất/ngày (1 phác đồ điều trị), thay vì trước đây bệnh nhân phải uống nhiều viên, một ngày uống 3 lần (3 phác đồ điều trị). Cùng với đó, việc phân cấp, phân tuyến điều trị mở rộng xuống tận địa bàn xã, phường của sáng kiến điều trị 2.0 sẽ rút ngắn được khoảng cách, thời gian và tăng thêm cơ hội cho bệnh nhân trên địa có nhu cầu điều trị được tiếp cận dịch vụ dễ dàng hơn, giảm chi phí, gánh nặng đi lại đối với người nhiễm HIV.
Theo Sở Y tế Điện Biên, đến tháng 6/2011, lũy tích các trường hợp nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS trên địa bàn gần 8.700 người chiếm 0,76% dân số, trong đó gần 1.500 người đã tử vong.
Với việc triển khai sáng kiến điều trị này, Điện Biên là tỉnh thứ 2 của toàn quốc (cùng với Cần Thơ) được thí điểm triển khai sáng kiến điều trị 2.0. Các địa phương của tỉnh Điện Biên gồm 3 huyện Mường Ẳng, Điện Biên, Tuần Giáo và thành phố Điện Biên Phủ với tổng cộng 12 xã, phường sẽ được chọn để triển khai phương thức điều trị này./.
Xuân Tiến (TTXVN/Vietnam+)