Thí sinh chỉ được thi tối đa 4 môn trong Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2025

Phó cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho hay với 4 môn thi, thí sinh có 36 tổ hợp khác nhau, trong khi các em thường chỉ sử dụng một vài tổ hợp để xét tuyển.

Thí sinh dự thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Thí sinh dự thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Thí sinh sẽ chỉ được thi tối đa 4 môn trong Kỳ thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông từ năm 2025, gồm hai môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn và hai môn lựa chọn. Thí sinh không được thi thêm môn lựa chọn thứ 3.

Đây là khẳng định của ông Nguyễn Ngọc Hà, Phó cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo tại buổi họp báo chiều nay, 29/11.

Theo ông Hòa, học sinh thi 4 môn để xét tốt nghiệp và có thể sử dụng các kết quả thi của các môn này để xét tuyển vào các trường đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có sử dụng kết quả thi để xét tuyển.

Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc liệu thí sinh có thể thi nhiều hơn 2 môn lựa chọn để có thêm các tổ hợp xét tuyển vào các trường đại học hay không, ông Hòa khẳng định: “Về tổ chức thi, với mô hình hiện nay chưa cho phép thực hiện điều đó, vì thế không cho phép thí sinh lựa chọn thêm môn thi thứ 3.”

Ông Hòa cho hay với 4 môn thi, thí sinh có 36 tổ hợp khác nhau, trong khi các em thường chỉ sử dụng một vài tổ hợp để xét tuyển. Cục phó Cục Quản lý chất lượng cũng cho rằng nếu học sinh học quá nhiều môn sẽ không đảm bảo chất lượng bằng việc tập trung vào một số môn. Bên cạnh đó, việc thí sinh chỉ thi 4 môn sẽ tiết kiệm chung cho xã hội.

Theo ông Hoà, thí sinh chỉ thi 4 môn nhưng Bộ Giáo dục và Đào tạo phải chuẩn bị 18 đề thi cho 11 môn (riêng môn Ngoại ngữ có 7 đề thi cho 7 thứ tiếng.)

Cũng liên quan đến các môn lựa chọn, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc học sinh có được chọn môn học nằm ngoài môn các em đã chọn học ở trường để thi hay không, ông Hà cho hay môn lựa chọn để thi tốt nghiệp phải là môn học sinh đã đăng ký chọn học ở trường.

“Học sinh có thể chọn lại môn học ở lớp 11 hoặc lớp 12. Vì thế, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định môn thi lựa chọn là môn học ở lớp 12. Tuy nhiên, đây phải là môn các em đã đăng ký học ở lớp 12 để việc đánh giá kết quả thi có ý nghĩa và trên cơ sở đó, ngành giáo dục có những giải pháp phù hợp,” ông Hòa nói.

Nếu thi nhiều môn quá, trong khi vào một trường chỉ xét 1, 2 tổ hợp. Nếu xét nhiều tổ hợp thì không hiệu quả. Có lợi trước mắt, thực hiện tiết kiệm chung cho cả xã hội. Chỉ thi 4 môn.

Chia sẻ thêm về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng cho rằng không có phương án nào thỏa mãn mọi điều kiện, phương án nào cũng có ưu điểm và nhược điểm. Phương án thi 4 môn đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu kỹ, tham vấn các ý kiến chuyên gia, ý kiến của Hội đồng Giáo dục Quốc gia và Chính phủ xem xét.

Theo Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng, với 4 môn thi, 36 tổ hợp, học sinh hoàn toàn có thể lựa chọn tổ hợp phù hợp nhất với bản thân./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục