Trong không khí kỷ niệm 37 năm ngày thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2012) và Quốc tế lao động 1/5, ngày 30/4, tại thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang đã tổ chức lễ công bố Quyết định của Bộ Xây dựng công nhận thị trấn Tịnh Biên là đô thị loại IV và chính thức khánh thành khu hành chính huyện Tịnh Biên được di dời từ thị trấn Nhà Bàng về thị trấn Tịnh Biên.
Dự buổi lễ có ông Nguyễn Văn Đảm - Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương, đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành của Trung ương và địa phương cùng đông đảo người dân bản địa và du khách.
Trong các ngày này huyện Tịnh Biên cũng tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi Triển lãm thành tựu phát triển kinh tế - xã hội; trưng bày tranh vẽ chủ đề “Tịnh Biên đổi mới”; họp mặt những người con quê hương đang sống, làm việc trong và ngoài tỉnh; Hội thi kiến thức lịch sử văn hóa, xã hội; đờn ca tài tử; “Sân chơi công nhân cuối tuần”; đua thuyền tỉnh An Giang năm 2012 tại kênh Vĩnh Tế, thị trấn Tịnh Biên, cùng với các chương trình biểu diễn văn nghệ đặc sắc, kết hợp bắn pháo hoa tầm thấp…
Tại buổi lễ, ông Ngô Hồng Yến - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Tịnh Biên đã ôn lại thành tựu kinh tế xã hội của huyện và thị trấn Tịnh Biên sau 37 năm thống nhất đất nước. Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, nhất là về kinh tế đã có bước phát triển năng động, đa dạng, vững chắc và cơ cấu chuyển dịch đúng hướng, hợp lý.
Thị trấn Tịnh Biên có điều khiện thuận lợi về giao thông thủy, bộ, có Quốc lộ 91 đi qua trung tâm hành chính mới của huyện và tiếp giáp với Quốc lộ 2 của nước bạn Campuchia. Vì vậy, đã từ lâu thị trấn Tịnh Biên đã trở thành đô thị thương mại, dịch vụ không chỉ của huyện, tỉnh mà còn là điểm kinh doanh, trung chuyển, giao lưu hàng hóa và xuất khẩu sản phẩm của các tỉnh phía Nam sang Vương quốc Campuchia. Bên cạnh đó còn có tuyến tỉnh lộ 55A nối với Quốc lộ N1 cặp tuyến kênh Vĩnh Tế đến thị xã Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) tạo thành đường vòng du lịch khép kín thuận lợi cho phát triển du lịch tại địa phương, từ khu vực đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh đến Long Xuyên (khu du lịch nghỉ dưỡng cù lao Mỹ Hòa Hưng) - Châu Đốc (Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam) - Tịnh Biên (Núi Cấm, rừng tràm Trà Sư, Khu siêu thị miễn thuế) - Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang).
Với lợi thế về vị trí và địa lý, từ năm 2005 tỉnh An Giang đã tập trung đầu tư triển khai gần 60 công trình, hạng mục với tổng vốn trên 692 tỷ đồng. Chợ Tịnh Biên được xây dựng trên diện tích 16 ha đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao thương với các nước Campuchia, Thái Lan… thu hút mỗi ngày gần 2.000 lượt người, có tổng doanh số bán ra trên 62 tỷ đồng/năm.
Khu thương mại miễn thuế cũng đã được xây dựng với quy mô trên 10ha, quy tụ 54 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đăng ký kinh doanh, mỗi năm thu hút gần 2 triệu lượt khách tham quan, mua sắm đã góp phần thúc đẩy kinh tế mậu biên phát triển.
Theo thống kê từ đầu năm 2012 đến nay, huyện Tịnh Biên đã thu hút trên 1.695.000 lượt du khách đến tham quan, mua sắm, tăng 19,8% so cùng kỳ, đạt doanh thu 367,7 tỷ đồng. Trong đó, lượng khách đến tham quan mua sắm tại thị trấn Tịnh Biên là trên 805.800 lượt người, với doanh số bán ra 367,5 tỷ đồng. Đặc biệt kim ngạch xuất, nhập khẩu thông qua Cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên đạt 11,8 triệu USD, trong đó giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 10,28 triệu USD, với các mặt hàng: nhựa, bột mỳ, mỳ gói, trái cây, bách hóa, thức ăn gia cầm, tinh dầu. Kim ngạch nhập khẩu là 1,51 triệu USD, gồm các mặt hàng phế liệu các loại, rượu, bia, gỗ, tinh dầu… ./.
Dự buổi lễ có ông Nguyễn Văn Đảm - Phó Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương, đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành của Trung ương và địa phương cùng đông đảo người dân bản địa và du khách.
Trong các ngày này huyện Tịnh Biên cũng tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi Triển lãm thành tựu phát triển kinh tế - xã hội; trưng bày tranh vẽ chủ đề “Tịnh Biên đổi mới”; họp mặt những người con quê hương đang sống, làm việc trong và ngoài tỉnh; Hội thi kiến thức lịch sử văn hóa, xã hội; đờn ca tài tử; “Sân chơi công nhân cuối tuần”; đua thuyền tỉnh An Giang năm 2012 tại kênh Vĩnh Tế, thị trấn Tịnh Biên, cùng với các chương trình biểu diễn văn nghệ đặc sắc, kết hợp bắn pháo hoa tầm thấp…
Tại buổi lễ, ông Ngô Hồng Yến - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Tịnh Biên đã ôn lại thành tựu kinh tế xã hội của huyện và thị trấn Tịnh Biên sau 37 năm thống nhất đất nước. Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, nhất là về kinh tế đã có bước phát triển năng động, đa dạng, vững chắc và cơ cấu chuyển dịch đúng hướng, hợp lý.
Thị trấn Tịnh Biên có điều khiện thuận lợi về giao thông thủy, bộ, có Quốc lộ 91 đi qua trung tâm hành chính mới của huyện và tiếp giáp với Quốc lộ 2 của nước bạn Campuchia. Vì vậy, đã từ lâu thị trấn Tịnh Biên đã trở thành đô thị thương mại, dịch vụ không chỉ của huyện, tỉnh mà còn là điểm kinh doanh, trung chuyển, giao lưu hàng hóa và xuất khẩu sản phẩm của các tỉnh phía Nam sang Vương quốc Campuchia. Bên cạnh đó còn có tuyến tỉnh lộ 55A nối với Quốc lộ N1 cặp tuyến kênh Vĩnh Tế đến thị xã Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) tạo thành đường vòng du lịch khép kín thuận lợi cho phát triển du lịch tại địa phương, từ khu vực đồng bằng sông Cửu Long và thành phố Hồ Chí Minh đến Long Xuyên (khu du lịch nghỉ dưỡng cù lao Mỹ Hòa Hưng) - Châu Đốc (Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam) - Tịnh Biên (Núi Cấm, rừng tràm Trà Sư, Khu siêu thị miễn thuế) - Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang).
Với lợi thế về vị trí và địa lý, từ năm 2005 tỉnh An Giang đã tập trung đầu tư triển khai gần 60 công trình, hạng mục với tổng vốn trên 692 tỷ đồng. Chợ Tịnh Biên được xây dựng trên diện tích 16 ha đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao thương với các nước Campuchia, Thái Lan… thu hút mỗi ngày gần 2.000 lượt người, có tổng doanh số bán ra trên 62 tỷ đồng/năm.
Khu thương mại miễn thuế cũng đã được xây dựng với quy mô trên 10ha, quy tụ 54 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đăng ký kinh doanh, mỗi năm thu hút gần 2 triệu lượt khách tham quan, mua sắm đã góp phần thúc đẩy kinh tế mậu biên phát triển.
Theo thống kê từ đầu năm 2012 đến nay, huyện Tịnh Biên đã thu hút trên 1.695.000 lượt du khách đến tham quan, mua sắm, tăng 19,8% so cùng kỳ, đạt doanh thu 367,7 tỷ đồng. Trong đó, lượng khách đến tham quan mua sắm tại thị trấn Tịnh Biên là trên 805.800 lượt người, với doanh số bán ra 367,5 tỷ đồng. Đặc biệt kim ngạch xuất, nhập khẩu thông qua Cửa khẩu Quốc tế Tịnh Biên đạt 11,8 triệu USD, trong đó giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 10,28 triệu USD, với các mặt hàng: nhựa, bột mỳ, mỳ gói, trái cây, bách hóa, thức ăn gia cầm, tinh dầu. Kim ngạch nhập khẩu là 1,51 triệu USD, gồm các mặt hàng phế liệu các loại, rượu, bia, gỗ, tinh dầu… ./.
Thu Trang (TTXVN)