Sắc đỏ bao trùm các thị trường chứng khoán châu Á trong phiên giao dịch ngày 2/3, khi giới giao dịch đua nhau bán tháo theo sau đà đi xuống trên thị trường chứng khoán Phố Wall đêm trước, giữa những lo ngại rằng tình trạng bất ổn chính trị tại Iran và Libya có thể đẩy giá dầu tăng vọt và cản trở đà phục hồi kinh tế trên toàn cầu.
Tâm lý giới đầu tư đang chịu sự chi phối của việc giá nhiên liệu tăng cao cùng những tác động của nó đối với nền kinh tế toàn cầu, trong bối cảnh tình hình bất ổn tại các nước sản xuất dầu mỏ vẫn đang tiếp diễn.
Chỉ trong chưa đầy hai tuần, giá dầu Brent đã tăng 15%, thúc đẩy giới đầu tư bán tháo cổ phiếu để mua vào những tài sản có độ an toàn cao, như vàng và trái phiếu chính phủ.
Matthew Lewis, đứng đầu bộ phận kinh doanh tại Sydney của công ty CMC nhận định, những lo sợ rằng tình trạng rối loạn hiện nay ở Libya có thể lan sang Arập Xêút - nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, đang khiến nhiều nhà đầu tư đứng ngoài các hoạt động giao dịch.
Còn Lee Sun-yeb, nhà phân tích thị trường của công ty Shinhan Investment Corp cũng cho biết, thị trường chứng khoán hiện nay rất bất ổn do giá dầu không ngừng tăng lên và tình hình bất ổn ở Trung Đông ảnh hưởng xấu đến tâm lý giới đầu tư. Nhưng theo ông, chừng nào những rối loạn này chưa lan sang các nước khác trong khu vực, những bất ổn hiện nay vẫn được kiềm chế và thị trường chứng khoán sẽ phục hồi trở lại.
Thị trường chứng khoán Tokyo ngày 2/3 đã trải qua một phiên giảm mạnh nhất trong sáu tháng, khi chỉ số Nikkei đã bị mất tới 261,65 điểm xuống 10.492,38 điểm. Theo các nhà môi giới, giá dầu tăng cao tiếp tục là nhân tố thúc đẩy làn sóng bán chốt lời sau đợt tăng mạnh vừa qua.
Yutakaa Shiraki, chiến lược gia chứng khoán cao cấp thuộc công Mitsubishi UFJ Morgan Stanley Securities cho biết, mọi người đang rất lo lắng về giá dầu và tình hình ở Bắc Phi. Theo ông, những bất ổn hiện nay có thể sẽ tiếp diễn cho đến hết tuần mặc dù lòng tin của giới đầu tư tại các nền kinh tế lớn nhìn chung bình tĩnh trước những thiệt hại này.
Thêm vào những lo ngại về tình hình ở Trung Đông và giá dầu tăng cao, giới giao dịch ở Hong Kong còn giữ tâm lý thận trọng trước thềm kỳ họp quốc hội hàng năm của Trung Quốc, sẽ khai mạc vào ngày 5/3, để tìm kiếm những dấu hiệu về những thay đổi trong chính sách của Bắc Kinh.
Tại thị trường chứng khoán Hong Kong, chỉ số Hang Seng giảm 347,76 điểm (1,49%) xuống 23.048,66 điểm, trong đó giảm mạnh nhất là cổ phiếu của HSBC, sau khi giới đầu tư không thấy ấn tượng trước triển vọng lợi nhuận của tập đoàn tài chính này trong năm nay. Còn tại thị trường chứng khoán Thượng Hải, chỉ số Shanghai Composite cũng giảm 5,11 điểm (0,18%).
Trong khi đó, chỉ số S&P/ASX 200 của thị trường chứng khoán Australia, giảm 23,2 điểm (0,48%) xuống 4.803,2 điểm, bất chấp thông tin cho biết kinh tế nước này đã tăng 0,7% trong quý IV/2010.
Còn các thị trường chứng khoán khác trong khu vực, như New Zealand, Đài Loan, Hàn Quốc và Singapore cũng đều giảm điểm. Dù đang phản ứng trước những biến động của giá dầu, các thị trường chứng khoán châu Á nhìn chung vào thời điểm này vẫn có khả năng phục hồi tốt hơn so với đợt bán tháo xảy ra vào tháng 1/2011, thời điểm mà giới đầu tư quay lưng lại với thị trường chứng khoán do những nỗi lo về lạm phát.
IHS Global Insight nhận định trong khi việc giá dầu tăng cao đã khiến chính sách tiền tệ của một số nước trở nên không phù hợp, nhiều ngân hàng trung ương châu Á đã thắt chặt đáng kể từ khi kinh tế bắt đầu phục hồi, cho nên chính sách tại khu vực này hiện nay không quá lỏng lẻo./.
Tâm lý giới đầu tư đang chịu sự chi phối của việc giá nhiên liệu tăng cao cùng những tác động của nó đối với nền kinh tế toàn cầu, trong bối cảnh tình hình bất ổn tại các nước sản xuất dầu mỏ vẫn đang tiếp diễn.
Chỉ trong chưa đầy hai tuần, giá dầu Brent đã tăng 15%, thúc đẩy giới đầu tư bán tháo cổ phiếu để mua vào những tài sản có độ an toàn cao, như vàng và trái phiếu chính phủ.
Matthew Lewis, đứng đầu bộ phận kinh doanh tại Sydney của công ty CMC nhận định, những lo sợ rằng tình trạng rối loạn hiện nay ở Libya có thể lan sang Arập Xêút - nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới, đang khiến nhiều nhà đầu tư đứng ngoài các hoạt động giao dịch.
Còn Lee Sun-yeb, nhà phân tích thị trường của công ty Shinhan Investment Corp cũng cho biết, thị trường chứng khoán hiện nay rất bất ổn do giá dầu không ngừng tăng lên và tình hình bất ổn ở Trung Đông ảnh hưởng xấu đến tâm lý giới đầu tư. Nhưng theo ông, chừng nào những rối loạn này chưa lan sang các nước khác trong khu vực, những bất ổn hiện nay vẫn được kiềm chế và thị trường chứng khoán sẽ phục hồi trở lại.
Thị trường chứng khoán Tokyo ngày 2/3 đã trải qua một phiên giảm mạnh nhất trong sáu tháng, khi chỉ số Nikkei đã bị mất tới 261,65 điểm xuống 10.492,38 điểm. Theo các nhà môi giới, giá dầu tăng cao tiếp tục là nhân tố thúc đẩy làn sóng bán chốt lời sau đợt tăng mạnh vừa qua.
Yutakaa Shiraki, chiến lược gia chứng khoán cao cấp thuộc công Mitsubishi UFJ Morgan Stanley Securities cho biết, mọi người đang rất lo lắng về giá dầu và tình hình ở Bắc Phi. Theo ông, những bất ổn hiện nay có thể sẽ tiếp diễn cho đến hết tuần mặc dù lòng tin của giới đầu tư tại các nền kinh tế lớn nhìn chung bình tĩnh trước những thiệt hại này.
Thêm vào những lo ngại về tình hình ở Trung Đông và giá dầu tăng cao, giới giao dịch ở Hong Kong còn giữ tâm lý thận trọng trước thềm kỳ họp quốc hội hàng năm của Trung Quốc, sẽ khai mạc vào ngày 5/3, để tìm kiếm những dấu hiệu về những thay đổi trong chính sách của Bắc Kinh.
Tại thị trường chứng khoán Hong Kong, chỉ số Hang Seng giảm 347,76 điểm (1,49%) xuống 23.048,66 điểm, trong đó giảm mạnh nhất là cổ phiếu của HSBC, sau khi giới đầu tư không thấy ấn tượng trước triển vọng lợi nhuận của tập đoàn tài chính này trong năm nay. Còn tại thị trường chứng khoán Thượng Hải, chỉ số Shanghai Composite cũng giảm 5,11 điểm (0,18%).
Trong khi đó, chỉ số S&P/ASX 200 của thị trường chứng khoán Australia, giảm 23,2 điểm (0,48%) xuống 4.803,2 điểm, bất chấp thông tin cho biết kinh tế nước này đã tăng 0,7% trong quý IV/2010.
Còn các thị trường chứng khoán khác trong khu vực, như New Zealand, Đài Loan, Hàn Quốc và Singapore cũng đều giảm điểm. Dù đang phản ứng trước những biến động của giá dầu, các thị trường chứng khoán châu Á nhìn chung vào thời điểm này vẫn có khả năng phục hồi tốt hơn so với đợt bán tháo xảy ra vào tháng 1/2011, thời điểm mà giới đầu tư quay lưng lại với thị trường chứng khoán do những nỗi lo về lạm phát.
IHS Global Insight nhận định trong khi việc giá dầu tăng cao đã khiến chính sách tiền tệ của một số nước trở nên không phù hợp, nhiều ngân hàng trung ương châu Á đã thắt chặt đáng kể từ khi kinh tế bắt đầu phục hồi, cho nên chính sách tại khu vực này hiện nay không quá lỏng lẻo./.
Phương Thảo (TTXVN/Vietnam+)