Từng là một làng chài nghèo, thành phố Haradheere ở vùng duyên hải phía Bắc của Mogadishu (Somalia) giờ đây có một thị trường chứng khoán sôi động với rất nhiều cơ hội việc làm.
Bí quyết kinh doanh của Haradheere chính là nghề cướp biển, công việc dường như miễn dịch với cuộc suy thoái kinh tế. Tại đây, thị trường súng phóng lựu và tiểu liên Ak-47 đang rất phát đạt.
Nửa đầu năm 2009 việc làm ăn rất khó khăn, các "doanh nghiệp" gần như không kiếm chác được gì, song hoạt động kinh doanh đã hồi phục với việc bắt cóc được ba con tàu chỉ trong vòng 35 ngày đầu tiên của năm 2010.
Trên thực tế, Haradheere là thủ phủ của các băng cướp biển đang khủng bố vùng lãnh hải ngoài khơi Somalia suốt từ năm 2007. Theo Cơ quan Hàng hải Quốc tế, năm 2009, các vụ tấn công của cướp biển Somalia đã tăng từ 111 vụ năm 2008 lên 214 vụ.
Trong số này có 47 tàu bị bắt cóc và tổng cộng 867 thủy thủ bị bắt làm con tin. Riêng năm 2008, các băng nhóm cướp biển Somalia đã kiếm được 150 triệu USD tiền chuộc. Với trang bị nghèo nàn ban đầu, cướp biển Somalia giờ đây hoạt động có tổ chức, được trang bị tốt và thậm chí đang tìm kiếm những cơ hội đầu tư.
Charles Petrie, Phó đặc phái viên Liên hợp quốc về Somalia xác nhận rằng người dân Somalia hiện giờ có thể đầu tư tiền vào thị trường chứng khoán tội phạm đầu tiên này để chu cấp tài chính cho các cuộc tấn công trên biển.
Trả lời một cuộc phỏng vấn báo chí, một nhà đầu tư từng là cướp biển giấu tên cho biết với 15 thủy thủ ban đầu, "Sở giao dịch" đã có tới 72 người vào tháng 12/2009. Sahra Ibrahim, một nhà đầu tư khác, cho biết là đã kiếm được 75.000 USD chỉ trong vòng 38 ngày. Ibramhim nói: "Tôi chờ phần của mình sau khi góp một súng phóng lựu cho một phi vụ."
Trong khi đó, các nước thành viên Liên hợp quốc đã thành lập một liên minh, đầu tư lớn vào việc chống nạn cướp biển. Nhiều nước đã cam kết đưa tàu chiến tới bảo vệ những lợi ích thương mại tại vùng biển ngày càng nguy hiểm ở Vịnh Aden và Ấn Độ Dương.
Liên minh này gần như chưa thu được lợi nhuận tích cực. Tổng cộng có 35 tàu chiến đang săn tìm cướp biển, song cho tới nay vẫn không loại bỏ được vấn nạn này. Nạn cướp biển đã tác động tới kinh tế của rất nhiều nước, điển hình là Ai Cập.
Theo báo cáo của Trung tâm nghiên cứu chính trị và chiến lược Al-Ahram, thu nhập từ kênh đào Suez của Ai Cập nối Địa Trung Hải với Vịnh Aden qua Biển Đỏ đã giảm 30% trong nửa đầu năm 2009 so với cùng kỳ năm 2008. Báo cáo cho rằng nạn cướp biển và tác động của cuộc khủng hoảng tài chính là hai nhân tố chính dẫn tới sự sụt giảm này.
Cướp biển tỏ ra là một đối thủ hiểu biết và ngoan cố. Chúng đã mở rộng tầm hoạt động lên gần 1.000km ngoài khơi duyên hải Somalia, sử dụng hệ thống định vị toàn cầu để lần theo con mồi.
Chúng được trang bị tới tận răng bằng súng AK-47 và súng phóng lựu. Chiến thuật của chúng được điều chỉnh mau lẹ. Trước đây, các cuộc tấn công thường do một xuồng đơn lẻ tiến hành. Giờ đây, chiến thuật phổ biến của chúng là tiến hành ba mũi giáp công, với hai xuồng tấn công nhỏ và một tàu hỗ trợ.
Theo người phát ngôn lực lượng hải quân Liên minh châu Âu (EU) tại Vịnh Aden, John Harbour, thách thức của những "thợ săn" cướp biển là cướp biển hoạt động trong phạm vi lớn, khoảng 2 triệu dặm vuông. Khu vực săn tìm tương đương với kích cỡ của Tây Âu. Tuy nhiên, Harbour cho rằng đội 35 tàu chiến hiện nay là đủ.
Một số nước vẫn lúng túng về cách giải quyết những tên cướp biển bị bắt. Majed Abdelaziz, Đại diện thường trực của Ai Cập tại Liên hợp quốc nói: "Những tên cướp biển bị bắt sẽ bị trả về Somalia để truy tố hay đưa tới Ai Cập? Điều này sẽ phản ánh mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước như thế nào? Làm thế nào để có thể truy tố chúng ở Ai Cập về những tội mà chúng gây ra ở nước của chúng?"
Abdelaziz nhấn mạnh: "Đây là một vấn đề rất nhạy cảm." EU đã tìm ra giải pháp riêng, đó là truy tố những tên cướp biển bị bắt tại Kenya. Ngày càng có nhiều nước tham gia nỗ lực đa quốc gia chống nạn cướp biển. Tuy nhiên, hiện chưa rõ lực lượng hải quân có thể giải quyết vấn nạn cướp biển hay chỉ ngăn trào lưu này.
Đối với các nhà đầu tư và "các doanh nghiệp" trên thị trường chứng khoán cướp biển của Haradheere, rủi ro càng lớn thì lợi nhuận càng cao. Về cuối năm 2008, mức tiền chuộc trung bình mà cướp biển kiếm được để đổi lấy một tàu bị bắt giữ là khoảng 1,5 triệu USD.
Do các tàu buôn được bảo vệ tốt hơn, mức tiền chuộc đã nhảy vọt lên 3,5 triệu USD. Trong khi đó, sự rối loạn chính trị và tuyệt vọng về kinh tế của Somalia đồng nghĩa với việc các thủy thủ có nhiều việc làm mới - Cướp biển có nhiều động cơ để gắn bó với những khẩu súng của chúng./.
Bí quyết kinh doanh của Haradheere chính là nghề cướp biển, công việc dường như miễn dịch với cuộc suy thoái kinh tế. Tại đây, thị trường súng phóng lựu và tiểu liên Ak-47 đang rất phát đạt.
Nửa đầu năm 2009 việc làm ăn rất khó khăn, các "doanh nghiệp" gần như không kiếm chác được gì, song hoạt động kinh doanh đã hồi phục với việc bắt cóc được ba con tàu chỉ trong vòng 35 ngày đầu tiên của năm 2010.
Trên thực tế, Haradheere là thủ phủ của các băng cướp biển đang khủng bố vùng lãnh hải ngoài khơi Somalia suốt từ năm 2007. Theo Cơ quan Hàng hải Quốc tế, năm 2009, các vụ tấn công của cướp biển Somalia đã tăng từ 111 vụ năm 2008 lên 214 vụ.
Trong số này có 47 tàu bị bắt cóc và tổng cộng 867 thủy thủ bị bắt làm con tin. Riêng năm 2008, các băng nhóm cướp biển Somalia đã kiếm được 150 triệu USD tiền chuộc. Với trang bị nghèo nàn ban đầu, cướp biển Somalia giờ đây hoạt động có tổ chức, được trang bị tốt và thậm chí đang tìm kiếm những cơ hội đầu tư.
Charles Petrie, Phó đặc phái viên Liên hợp quốc về Somalia xác nhận rằng người dân Somalia hiện giờ có thể đầu tư tiền vào thị trường chứng khoán tội phạm đầu tiên này để chu cấp tài chính cho các cuộc tấn công trên biển.
Trả lời một cuộc phỏng vấn báo chí, một nhà đầu tư từng là cướp biển giấu tên cho biết với 15 thủy thủ ban đầu, "Sở giao dịch" đã có tới 72 người vào tháng 12/2009. Sahra Ibrahim, một nhà đầu tư khác, cho biết là đã kiếm được 75.000 USD chỉ trong vòng 38 ngày. Ibramhim nói: "Tôi chờ phần của mình sau khi góp một súng phóng lựu cho một phi vụ."
Trong khi đó, các nước thành viên Liên hợp quốc đã thành lập một liên minh, đầu tư lớn vào việc chống nạn cướp biển. Nhiều nước đã cam kết đưa tàu chiến tới bảo vệ những lợi ích thương mại tại vùng biển ngày càng nguy hiểm ở Vịnh Aden và Ấn Độ Dương.
Liên minh này gần như chưa thu được lợi nhuận tích cực. Tổng cộng có 35 tàu chiến đang săn tìm cướp biển, song cho tới nay vẫn không loại bỏ được vấn nạn này. Nạn cướp biển đã tác động tới kinh tế của rất nhiều nước, điển hình là Ai Cập.
Theo báo cáo của Trung tâm nghiên cứu chính trị và chiến lược Al-Ahram, thu nhập từ kênh đào Suez của Ai Cập nối Địa Trung Hải với Vịnh Aden qua Biển Đỏ đã giảm 30% trong nửa đầu năm 2009 so với cùng kỳ năm 2008. Báo cáo cho rằng nạn cướp biển và tác động của cuộc khủng hoảng tài chính là hai nhân tố chính dẫn tới sự sụt giảm này.
Cướp biển tỏ ra là một đối thủ hiểu biết và ngoan cố. Chúng đã mở rộng tầm hoạt động lên gần 1.000km ngoài khơi duyên hải Somalia, sử dụng hệ thống định vị toàn cầu để lần theo con mồi.
Chúng được trang bị tới tận răng bằng súng AK-47 và súng phóng lựu. Chiến thuật của chúng được điều chỉnh mau lẹ. Trước đây, các cuộc tấn công thường do một xuồng đơn lẻ tiến hành. Giờ đây, chiến thuật phổ biến của chúng là tiến hành ba mũi giáp công, với hai xuồng tấn công nhỏ và một tàu hỗ trợ.
Theo người phát ngôn lực lượng hải quân Liên minh châu Âu (EU) tại Vịnh Aden, John Harbour, thách thức của những "thợ săn" cướp biển là cướp biển hoạt động trong phạm vi lớn, khoảng 2 triệu dặm vuông. Khu vực săn tìm tương đương với kích cỡ của Tây Âu. Tuy nhiên, Harbour cho rằng đội 35 tàu chiến hiện nay là đủ.
Một số nước vẫn lúng túng về cách giải quyết những tên cướp biển bị bắt. Majed Abdelaziz, Đại diện thường trực của Ai Cập tại Liên hợp quốc nói: "Những tên cướp biển bị bắt sẽ bị trả về Somalia để truy tố hay đưa tới Ai Cập? Điều này sẽ phản ánh mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước như thế nào? Làm thế nào để có thể truy tố chúng ở Ai Cập về những tội mà chúng gây ra ở nước của chúng?"
Abdelaziz nhấn mạnh: "Đây là một vấn đề rất nhạy cảm." EU đã tìm ra giải pháp riêng, đó là truy tố những tên cướp biển bị bắt tại Kenya. Ngày càng có nhiều nước tham gia nỗ lực đa quốc gia chống nạn cướp biển. Tuy nhiên, hiện chưa rõ lực lượng hải quân có thể giải quyết vấn nạn cướp biển hay chỉ ngăn trào lưu này.
Đối với các nhà đầu tư và "các doanh nghiệp" trên thị trường chứng khoán cướp biển của Haradheere, rủi ro càng lớn thì lợi nhuận càng cao. Về cuối năm 2008, mức tiền chuộc trung bình mà cướp biển kiếm được để đổi lấy một tàu bị bắt giữ là khoảng 1,5 triệu USD.
Do các tàu buôn được bảo vệ tốt hơn, mức tiền chuộc đã nhảy vọt lên 3,5 triệu USD. Trong khi đó, sự rối loạn chính trị và tuyệt vọng về kinh tế của Somalia đồng nghĩa với việc các thủy thủ có nhiều việc làm mới - Cướp biển có nhiều động cơ để gắn bó với những khẩu súng của chúng./.
Bùi Hoàn/Cairo (Vietnam+)