Kế hoạch đưa thị trường chứng khoán Lào đi vào hoạt động cuối năm nay đang thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, bởi đó sẽ là kênh tài chính quan trọng tiếp sức cho sự bùng nổ của ngành thủy điện và ngành khai khoáng của nước này.
Theo ông Vanatha Dalaloy, Phó Tổng thư ký Ủy ban Ngoại hối và Chứng khoán Lào, đất nước 6 triệu dân này có tiềm năng phát triển rất lớn nhưng nguồn lực tài chính còn hạn chế.
Ủy ban Ngoại hối và Chứng khoán Lào đã thành lập liên doanh trị giá 20 triệu USD với Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc, nhà điều hành thị trường lớn thứ tư châu Á, để điều hành thị trường chứng khoán Lào.
Lào hy vọng thị trường chứng khoán ra đời sẽ đưa đất nước thoát khỏi cảnh nghèo bởi đó là kênh bơm vốn cho nền kinh tế, nhất là vào ngành khai khoáng và thủy điện, đang thu hút làn sóng đầu tư nước ngoài trong bối cảnh giá hàng hóa tăng cao.
Theo ông Vathana, các công ty khai khoáng, thủy điện sẽ là những công ty đầu tiên sẽ lên sàn cùng với các công ty viễn thông và chế tạo.
Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), thị trường chứng khoán Lào sắp ra đời có sức cuốn hút các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội ở một nền kinh tế nơi GDP tăng trưởng bình quân hàng năm hơn 7% trong những năm gần đây.
Công ty Minmetals Corp của Trung Quốc đang tăng sản lượng khai thác tại mỏ đồng Sepon từ mức 65.000 tấn lên 80.500 tấn. Vinacomin của Việt Nam cũng lên kế hoạch thăm dò khoáng sản tại Lào.
Hồi tháng Tư, Padaeng Industry Plc - nhà sản xuất kẽm duy nhất của châu Á cho biết họ có kế hoạch đóng cửa một mỏ ở miền Bắc Thái Lan để tập trung khai thác các mỏ mới ở Lào.
PanAust, một công ty khác của Australia đã niêm yết trên thị trường chứng khoán đang quản lý mỏ vàng-đồng Phu Kham.
Electricite du Laos, một trong những công ty quốc doanh lớn nhất của Lào, đã loan báo kế hoạch bán cổ phần thiểu số để có nguồn tài chính cho phát triển các nhà máy mới ở nông thôn.
Giới đầu tư nước ngoài cũng tỏ ra quan tâm tới thị trường chứng khoán Lào. Banpu, công ty than lớn nhất Thái Lan sẽ đầu tư 255 triệu USD vào Nhà máy Hongsa mà họ đang nắm giữ 40% cổ phần. Đây sẽ là dự án nhà máy thủy điện có vốn đầu tư lớn nhất tại Lào khi hoàn tất.
Năm nay, Lào sẽ hoàn thành dự án xây dựng Nhà máy thủy điện Nam Theun 2 trị giá 1,45 tỷ USD có công suất 1.086 kW.
Công ty Electricity Generating Plc, một đối tác của CLP Holdings Ltd, công ty điện lớn nhất Hongkong cho biết họ muốn nâng cổ phần trong dự án Nhà máy thủy điện Nam Theun thêm 10-15%./.
Theo ông Vanatha Dalaloy, Phó Tổng thư ký Ủy ban Ngoại hối và Chứng khoán Lào, đất nước 6 triệu dân này có tiềm năng phát triển rất lớn nhưng nguồn lực tài chính còn hạn chế.
Ủy ban Ngoại hối và Chứng khoán Lào đã thành lập liên doanh trị giá 20 triệu USD với Sở giao dịch chứng khoán Hàn Quốc, nhà điều hành thị trường lớn thứ tư châu Á, để điều hành thị trường chứng khoán Lào.
Lào hy vọng thị trường chứng khoán ra đời sẽ đưa đất nước thoát khỏi cảnh nghèo bởi đó là kênh bơm vốn cho nền kinh tế, nhất là vào ngành khai khoáng và thủy điện, đang thu hút làn sóng đầu tư nước ngoài trong bối cảnh giá hàng hóa tăng cao.
Theo ông Vathana, các công ty khai khoáng, thủy điện sẽ là những công ty đầu tiên sẽ lên sàn cùng với các công ty viễn thông và chế tạo.
Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), thị trường chứng khoán Lào sắp ra đời có sức cuốn hút các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội ở một nền kinh tế nơi GDP tăng trưởng bình quân hàng năm hơn 7% trong những năm gần đây.
Công ty Minmetals Corp của Trung Quốc đang tăng sản lượng khai thác tại mỏ đồng Sepon từ mức 65.000 tấn lên 80.500 tấn. Vinacomin của Việt Nam cũng lên kế hoạch thăm dò khoáng sản tại Lào.
Hồi tháng Tư, Padaeng Industry Plc - nhà sản xuất kẽm duy nhất của châu Á cho biết họ có kế hoạch đóng cửa một mỏ ở miền Bắc Thái Lan để tập trung khai thác các mỏ mới ở Lào.
PanAust, một công ty khác của Australia đã niêm yết trên thị trường chứng khoán đang quản lý mỏ vàng-đồng Phu Kham.
Electricite du Laos, một trong những công ty quốc doanh lớn nhất của Lào, đã loan báo kế hoạch bán cổ phần thiểu số để có nguồn tài chính cho phát triển các nhà máy mới ở nông thôn.
Giới đầu tư nước ngoài cũng tỏ ra quan tâm tới thị trường chứng khoán Lào. Banpu, công ty than lớn nhất Thái Lan sẽ đầu tư 255 triệu USD vào Nhà máy Hongsa mà họ đang nắm giữ 40% cổ phần. Đây sẽ là dự án nhà máy thủy điện có vốn đầu tư lớn nhất tại Lào khi hoàn tất.
Năm nay, Lào sẽ hoàn thành dự án xây dựng Nhà máy thủy điện Nam Theun 2 trị giá 1,45 tỷ USD có công suất 1.086 kW.
Công ty Electricity Generating Plc, một đối tác của CLP Holdings Ltd, công ty điện lớn nhất Hongkong cho biết họ muốn nâng cổ phần trong dự án Nhà máy thủy điện Nam Theun thêm 10-15%./.
Hoàng Hà (TTXVN/Vietnam+)