Ngày 24/11, màu đỏ xuất hiện trên hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á, khi giới đầu tư quay lưng lại với các tài sản rủi ro cao trong bối cảnh căng thẳng quân sự leo thang trên bán đảo Triều Tiên, đồng thời cũng tỏ ra lo ngại hơn về việc chưa thể nhìn thấy "ánh sáng cuối đường hầm" đối với cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu.
Chỉ số chứng khoán MSCI của khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) phiên này hầu như không đổi, với mức tăng trên thị trường chứng khoán Hongkong, Thượng Hải và Singapore giúp bù đắp sự sụt giảm trên các thị trường chứng khoán khác trong khu vực.
Ngày 23/11 Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên đã nã pháo vào một hòn đảo của Hàn Quốc, dẫn đến các đợt tấn công trả đũa. Điều này đã khiến giới đầu tư lo ngại, mặc dù nhiều người vẫn hy vọng rằng cộng đồng quốc tế sẽ bình tĩnh giải quyết vấn đề này.
Tuy nhiên, Rommel Lee, nhà phân tích thuộc công ty Shinhan Investment Corp. ở Seoul, cho biết việc Trung Quốc kêu gọi giải quyết trong hòa bình đã giúp trấn an tâm lý giới đầu tư, và nhìn chung giúp hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực.
Các thị trường tài chính của Hàn Quốc giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày 24/11, một ngày sau khi xảy ra cuộc nã pháo giữa Triều Tiên và Hàn Quốc.
Chỉ số KOSPI của thị trường chứng khoán Seoul đã giảm tới 3,3% ngay khi thị trường vừa mở cửa, nhưng sau đó đã nhanh chóng phục hồi trở lại và đóng cửa với mức giảm 2,96 điểm (0,15%) so với phiên trước xuống 1.925,98 điểm, với các nhà đầu tư khối ngoại là những người mua ròng trong phiên này.
Trong khi các cuộc tấn công vừa xảy ra là một trong những vụ việc nghiêm trọng nhất kể từ khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc vào năm 1953, phản ứng hiện nay của thị trường có vẻ sẽ không kéo dài.
Lee Sang-won thuộc công ty Hyundai Securities ở Seoul cho rằng giới đầu tư đang trở nên bình tĩnh hơn.
Ông nói: "Các nhà đầu tư đã rút ra bài học kinh nghiệm rằng các rủi ro tài chính phát sinh từ những căng thẳng giữa Triều Tiền và Hàn Quốc sẽ không kéo dài." Hiện nay các chỉ số chứng khoán và trái phiếu kỳ hạn của Hàn Quốc đều tăng điểm, cho thấy giới đầu tư dài hạn nhìn nhận đây là cơ hội để mua vào các cổ phiếu giá hời.
Thị trường chứng khoán Nhật Bản phiên này cũng có diễn biến tương tự với chỉ số Nikkei 225 sau khi có lúc rơi xuống dưới ngưỡng 10.000 điểm đã phục hồi trở lại 10.030,11 điểm, song vẫn giảm 85,08 điểm (0,84%) so với phiên 23/11.
Hiroichi Nishi, Tổng Giám đốc công ty chứng khoán Nikko Cordial Securities, nhận định do Nhật Bản nằm gần báo đảo Triều Tiên, giới đầu tư có thể sẽ tìm cách để tránh mọi rủi ro.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng lượng bán ra tại Nhật Bản phiên này dường như là khá ít, bất chấp những căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên cũng như sự suy yếu của đồng euro.
Takashi Ushio, Tổng Giám đốc công ty chứng khoáng Marusan Securities, nhận định có vẻ như nguy cơ địa chính trị từ bán đảo Triều Tiên sẽ không tồn tại quá lâu, cho nên các thị trường đang phản ứng một cách khá điềm tĩnh.
Trong bối cảnh những căng thẳng về tình hình trên bán đảo Triều Tiên đã dịu bớt, giới đầu tư lại bắt đầu lo lắng rằng gói cứu trợ mà dành Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho khu vực ngân hàng của Ireland, dự tính lên tới 90 tỷ euro, có thể chưa đủ để kiềm chế cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu.
Cổ phiếu của các công ty xuất khẩu của châu Á tiếp tục giảm trước những lo ngại dai dẳng rằng vấn đề nợ công của Hy Lạp có thể sẽ lan sang các nước khác trong khu vực đồng euro (Eurozone).
Mặc dù vậy, trong phiên này thị trường chứng khoán toàn khu vực châu Á vẫn có những điểm sáng.
Kết thúc phiên, chỉ số thị trường chứng khoán Hongkong tăng 127,72 điểm (0,56%) lên 23.023,86 điểm, khi giới đầu tư tiến hành mua vào các cổ phiếu giá rẻ sau phiên giảm mạnh ngày hôm trước; còn chỉ số Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Thượng Hải tăng 31,65 điểm (1,12%) lên 2.859,94 điểm.
Tuy nhiên, Guan Yewen, nhà phân tích thuộc công ty chứng khoán China Dragon Securities cho rằng sự phục hồi trong phiên này hầu hết chỉ mang tính kỹ thuật do chính quyền Bắc Kinh sẽ tiếp tục triển khai các biện pháp thắt chặt tiền tệ trong tương lai nhằm kiềm chế lạm phát.
Còn các thị trường chứng khoán khác trong khu vực như Australia, Đài Loan, và New Zealand đều giảm điểm.
Chỉ số chứng khoán MSCI của khu vực châu Á-Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) phiên này hầu như không đổi, với mức tăng trên thị trường chứng khoán Hongkong, Thượng Hải và Singapore giúp bù đắp sự sụt giảm trên các thị trường chứng khoán khác trong khu vực.
Ngày 23/11 Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên đã nã pháo vào một hòn đảo của Hàn Quốc, dẫn đến các đợt tấn công trả đũa. Điều này đã khiến giới đầu tư lo ngại, mặc dù nhiều người vẫn hy vọng rằng cộng đồng quốc tế sẽ bình tĩnh giải quyết vấn đề này.
Tuy nhiên, Rommel Lee, nhà phân tích thuộc công ty Shinhan Investment Corp. ở Seoul, cho biết việc Trung Quốc kêu gọi giải quyết trong hòa bình đã giúp trấn an tâm lý giới đầu tư, và nhìn chung giúp hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực.
Các thị trường tài chính của Hàn Quốc giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày 24/11, một ngày sau khi xảy ra cuộc nã pháo giữa Triều Tiên và Hàn Quốc.
Chỉ số KOSPI của thị trường chứng khoán Seoul đã giảm tới 3,3% ngay khi thị trường vừa mở cửa, nhưng sau đó đã nhanh chóng phục hồi trở lại và đóng cửa với mức giảm 2,96 điểm (0,15%) so với phiên trước xuống 1.925,98 điểm, với các nhà đầu tư khối ngoại là những người mua ròng trong phiên này.
Trong khi các cuộc tấn công vừa xảy ra là một trong những vụ việc nghiêm trọng nhất kể từ khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc vào năm 1953, phản ứng hiện nay của thị trường có vẻ sẽ không kéo dài.
Lee Sang-won thuộc công ty Hyundai Securities ở Seoul cho rằng giới đầu tư đang trở nên bình tĩnh hơn.
Ông nói: "Các nhà đầu tư đã rút ra bài học kinh nghiệm rằng các rủi ro tài chính phát sinh từ những căng thẳng giữa Triều Tiền và Hàn Quốc sẽ không kéo dài." Hiện nay các chỉ số chứng khoán và trái phiếu kỳ hạn của Hàn Quốc đều tăng điểm, cho thấy giới đầu tư dài hạn nhìn nhận đây là cơ hội để mua vào các cổ phiếu giá hời.
Thị trường chứng khoán Nhật Bản phiên này cũng có diễn biến tương tự với chỉ số Nikkei 225 sau khi có lúc rơi xuống dưới ngưỡng 10.000 điểm đã phục hồi trở lại 10.030,11 điểm, song vẫn giảm 85,08 điểm (0,84%) so với phiên 23/11.
Hiroichi Nishi, Tổng Giám đốc công ty chứng khoán Nikko Cordial Securities, nhận định do Nhật Bản nằm gần báo đảo Triều Tiên, giới đầu tư có thể sẽ tìm cách để tránh mọi rủi ro.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng lượng bán ra tại Nhật Bản phiên này dường như là khá ít, bất chấp những căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên cũng như sự suy yếu của đồng euro.
Takashi Ushio, Tổng Giám đốc công ty chứng khoáng Marusan Securities, nhận định có vẻ như nguy cơ địa chính trị từ bán đảo Triều Tiên sẽ không tồn tại quá lâu, cho nên các thị trường đang phản ứng một cách khá điềm tĩnh.
Trong bối cảnh những căng thẳng về tình hình trên bán đảo Triều Tiên đã dịu bớt, giới đầu tư lại bắt đầu lo lắng rằng gói cứu trợ mà dành Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho khu vực ngân hàng của Ireland, dự tính lên tới 90 tỷ euro, có thể chưa đủ để kiềm chế cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu.
Cổ phiếu của các công ty xuất khẩu của châu Á tiếp tục giảm trước những lo ngại dai dẳng rằng vấn đề nợ công của Hy Lạp có thể sẽ lan sang các nước khác trong khu vực đồng euro (Eurozone).
Mặc dù vậy, trong phiên này thị trường chứng khoán toàn khu vực châu Á vẫn có những điểm sáng.
Kết thúc phiên, chỉ số thị trường chứng khoán Hongkong tăng 127,72 điểm (0,56%) lên 23.023,86 điểm, khi giới đầu tư tiến hành mua vào các cổ phiếu giá rẻ sau phiên giảm mạnh ngày hôm trước; còn chỉ số Shanghai Composite của thị trường chứng khoán Thượng Hải tăng 31,65 điểm (1,12%) lên 2.859,94 điểm.
Tuy nhiên, Guan Yewen, nhà phân tích thuộc công ty chứng khoán China Dragon Securities cho rằng sự phục hồi trong phiên này hầu hết chỉ mang tính kỹ thuật do chính quyền Bắc Kinh sẽ tiếp tục triển khai các biện pháp thắt chặt tiền tệ trong tương lai nhằm kiềm chế lạm phát.
Còn các thị trường chứng khoán khác trong khu vực như Australia, Đài Loan, và New Zealand đều giảm điểm.
Phương Thảo (TTXVN/Vietnam+)