Sau phiên đỏ sàn hôm trước trên các thị trường chứng khoán Âu, Mỹ, chứng khoán châu Á mở cửa phiên giao dịch ngày 31/1 cũng quay đầu giảm điểm.
Nguyên nhân một phần vì tăng trưởng kinh tế quý 4/2012 của Mỹ bất ngờ đảo chiều suy giảm sau 13 quý liên tục đi lên, phần khác vì các nhà đầu tư tranh thủ bán ra chốt lời sau nhiều phiên tăng mạnh trước đó.
Ngay từ những phút giao dịch đầu tiên, cả ba chỉ số chính của khu vực đều đỏ điểm, với Shanghai Composite của Thượng Hải mất 0,01%; Hang Seng của Hong Kong tạm lùi 0,47% và Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,47%.
Đêm trước (30/1) tại Mỹ, Phố Wall đóng cửa trong màu đỏ mất điểm sau số liệu không được như kỳ vọng về tăng trưởng kinh tế trong quý 4/2012 của Mỹ, cùng việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết định duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ.
Ngay trước khi mở cửa phiên giao dịch, thông báo của Bộ Thương mại Mỹ cho biết nền kinh tế lớn nhất thế giới trong quý 4/2012 đã bất ngờ suy giảm 0,1% so với cùng kỳ năm trước, đánh dấu quý suy giảm đầu tiên trong 13 quý liên tiếp.
Thông tin này khiến cả thị trường "trùng" xuống và các cổ phiếu để mất giá ngay từ đầu phiên. Vài tiếng sau, nhà đầu tư lại bị "bồi" thêm một thông tin đáng buồn nữa khi FED khép lại cuộc họp hai ngày với quyết định giữ nguyên chính sách hiện hành do cho rằng sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ vẫn còn khá mong manh. Tuy nhiên, trong cả năm 2012, nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn tăng trưởng được 2,2%, so với mức tăng 1,8% của năm 2011.
Đóng cửa phiên này, cả ba chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đều giảm điểm, trong đó Dow Jones Industrial Average để mất 44,77 điểm (0,32%) xuống 13.909,65 điểm; S&P 500 trượt 5,95 điểm (0,39%) về 1.501,89 điểm và chỉ số công nghệ Nasdaq giảm 10,94 điểm (0,35%) xuống 3.142,72 điểm.
Cùng ngày tại châu Âu, chứng khoán khu vực cũng phần lớn đỏ sàn khi đón nhận chỉ số tăng trưởng GDP kém cỏi bất ngờ của nền kinh tế Mỹ, bất chấp một vài số liệu khá sáng sủa từ nền kinh tế Khu vực Eurozone, trong đó chỉ số niềm tin của khu vực này trong tháng 1/2013 đã tăng tháng thứ ba liên tiếp lên 89,2 - bằng với mức tháng 6/2012 và tăng lên so với mức 87,8 của tháng 12/2012).
Đóng cửa phiên 30/1, cả ba chỉ số chính của châu Âu đều mất điểm, trong đó FTSE 100 của Anh trượt 0,25% xuống 6.323,11 điểm; DAX 30 của Đức lùi 0,47% về 7.811,31 điểm và CAC 40 của Pháp mất 0,54% xuống 3.765,52 điểm./.
Nguyên nhân một phần vì tăng trưởng kinh tế quý 4/2012 của Mỹ bất ngờ đảo chiều suy giảm sau 13 quý liên tục đi lên, phần khác vì các nhà đầu tư tranh thủ bán ra chốt lời sau nhiều phiên tăng mạnh trước đó.
Ngay từ những phút giao dịch đầu tiên, cả ba chỉ số chính của khu vực đều đỏ điểm, với Shanghai Composite của Thượng Hải mất 0,01%; Hang Seng của Hong Kong tạm lùi 0,47% và Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,47%.
Đêm trước (30/1) tại Mỹ, Phố Wall đóng cửa trong màu đỏ mất điểm sau số liệu không được như kỳ vọng về tăng trưởng kinh tế trong quý 4/2012 của Mỹ, cùng việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết định duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ.
Ngay trước khi mở cửa phiên giao dịch, thông báo của Bộ Thương mại Mỹ cho biết nền kinh tế lớn nhất thế giới trong quý 4/2012 đã bất ngờ suy giảm 0,1% so với cùng kỳ năm trước, đánh dấu quý suy giảm đầu tiên trong 13 quý liên tiếp.
Thông tin này khiến cả thị trường "trùng" xuống và các cổ phiếu để mất giá ngay từ đầu phiên. Vài tiếng sau, nhà đầu tư lại bị "bồi" thêm một thông tin đáng buồn nữa khi FED khép lại cuộc họp hai ngày với quyết định giữ nguyên chính sách hiện hành do cho rằng sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ vẫn còn khá mong manh. Tuy nhiên, trong cả năm 2012, nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn tăng trưởng được 2,2%, so với mức tăng 1,8% của năm 2011.
Đóng cửa phiên này, cả ba chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đều giảm điểm, trong đó Dow Jones Industrial Average để mất 44,77 điểm (0,32%) xuống 13.909,65 điểm; S&P 500 trượt 5,95 điểm (0,39%) về 1.501,89 điểm và chỉ số công nghệ Nasdaq giảm 10,94 điểm (0,35%) xuống 3.142,72 điểm.
Cùng ngày tại châu Âu, chứng khoán khu vực cũng phần lớn đỏ sàn khi đón nhận chỉ số tăng trưởng GDP kém cỏi bất ngờ của nền kinh tế Mỹ, bất chấp một vài số liệu khá sáng sủa từ nền kinh tế Khu vực Eurozone, trong đó chỉ số niềm tin của khu vực này trong tháng 1/2013 đã tăng tháng thứ ba liên tiếp lên 89,2 - bằng với mức tháng 6/2012 và tăng lên so với mức 87,8 của tháng 12/2012).
Đóng cửa phiên 30/1, cả ba chỉ số chính của châu Âu đều mất điểm, trong đó FTSE 100 của Anh trượt 0,25% xuống 6.323,11 điểm; DAX 30 của Đức lùi 0,47% về 7.811,31 điểm và CAC 40 của Pháp mất 0,54% xuống 3.765,52 điểm./.
Thùy Chi (TTXVN)