Thị trường dầu mỏ thế giới tuần qua hầu như đi ngang trong phần lớn các phiên giao dịch khi các nhà đầu tư bị cuốn theo những lo ngại về vấn đề cung-cầu, cùng nỗi lo về triển vọng nhu cầu trên toàn cầu đối với nhiên liệu chiến lược này.
Tuy nhiên, kết thúc chung cả tuần, giá dầu vẫn ở thế đi lên do tăng mạnh trong phiên cuối tuần ngày 13/7.
Mở đầu tuần, trong phiên 9/7, giá dầu Brent Biển Bắc vọt lên trên mức 100 USD/thùng khi ngành dầu mỏ Na Uy - nhà sản xuất và cung cấp dầu lớn thứ tám của thế giới, đối mặt với cuộc đình công của các công nhân trong ngành.
Thị trường tiếp tục đi xuống trong phiên liền sau ngày 10/7 khi giá dầu để mất thêm 2 USD/thùng sau khi Na Uy điều đình được với những người bãi công, trong khi thông tin từ Trung Quốc cho biết nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đồng thời là nhà tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới, đã nhập khẩu dầu ít đi, gây sức ép lên giá dầu.
Trong phiên tiếp theo 11/7, giá dầu đã gượng dậy khi các nhà đầu tư tranh thủ mua vào sau hai phiên giảm và đón đầu trước thông tin cho biết lượng dầu thô dự trữ của Mỹ đã giảm trong tuần trước nữa.
Theo cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), lượng dầu thô dự trữ của Mỹ đã giảm gần 4,7 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 6/7, mức giảm lớn hơn kỳ vọng của thị trường và của các chuyên gia (chỉ dự đoán giảm có 1,1 triệu thùng), cho thấy nhu cầu dầu đang tăng lên tại quốc gia tiêu thụ dầu thô lớn nhất thế giới này.
Giá dầu tiếp tục tăng nhẹ trong phiên 12/7, nhờ được hỗ trợ từ lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với nhà sản xuất dầu chủ chốt Iran và tín hiệu tốt lên trên thị trường việc làm Mỹ.
Chính phủ Mỹ ngày 12/7 đã công bố áp đặt thêm một loạt biện pháp trừng phạt mới đối với Iran, nhằm thuyết phục Tehran nghiêm túc hơn về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này.
Thị trường dầu tiếp tục tăng vọt trong phiên giao dịch cuối tuần 13/7 khi các nhà đầu tư đặt cược vào khả năng Trung Quốc có thể sẽ ban hành các biện pháp kích thích kinh tế tăng trưởng sau khi tăng trưởng GDP của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chỉ đạt mức 7,6% trong quý II - mức tăng thấp nhất trong vòng ba năm trở lại đây.
Theo Ủy ban Thống kê quốc gia Trung Quốc, mức tăng này đã kéo mức tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong nửa đầu năm nay xuống mức 7,8%. Đây được coi là thông tin xấu đối với cả Trung Quốc và châu Á, trong bối cảnh Trung Quốc và phần còn lại của thế giới đang nỗ lực vượt qua những tác động tiêu cực của khủng hoảng nợ công châu Âu. Tuy nhiên, thông tin này lại làm dấy lên những đồn đoán rằng Bắc Kinh có thể sẽ sớm tung ra các biện pháp kích thích kinh tế nhằm vực dậy đà tăng trưởng chậm lại của nước này.
Đóng cửa phiên cuối tuần 13/7, trên thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 8/2012 tăng 74 xu lên chốt tuần ở mức 86,82 USD/thùng, cao hơn so với mức chốt của cuối tuần trước nữa là 84,68 USD/thùng.
Trong khi tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng tăng 1,16 USD lên 102,23 USD/thùng, tăng mạnh so với mức 98,37 USDthùng của cuối tuần trước nữa.
Theo các chuyên gia phân tích, thị trường đã "lưỡng lự" trong phần lớn các phiên giao dịch trong tuần để đẩy giá dầu lên trên mức 100 USD/thùng do vẫn bị ám ảnh bởi nỗi lo về nhu cầu còn yếu trong khi bức tranh kinh tế toàn cầu cũng còn nhiều bất ổn.
Các chuyên gia cũng vẫn giữ quan điểm thận trọng về triển vọng giá dầu trong dài hạn sau khi nhiều nền kinh tế lớn đưa ra những dự báo khác nhau về triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế đó trong năm 2013 tới.
Trong một thông tin có liên quan, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IAE) trong một báo cáo mới nhất đã dự đoán rằng nhu cầu dầu thế giới có thể sẽ tăng thêm 1 triệu thùng/ngày vào năm 2013. Dự báo này lạc quan hơn nhiều so với dự báo trước đó (đưa ra hồi đầu tuần trước) của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), theo đó cho rằng nhu cầu dầu chỉ tăng thêm 0,8 triệu thùng/ngày vào năm 2013.
Về giá dầu trong tuần tới, một số chuyên gia nhận định, giá dầu Brent có thể được giao dịch chủ yếu quanh biên độ hẹp, từ 99-103 USD/thùng, trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ có thể loanh quanh quanh mức 85-88 USD/thùng./.
Tuy nhiên, kết thúc chung cả tuần, giá dầu vẫn ở thế đi lên do tăng mạnh trong phiên cuối tuần ngày 13/7.
Mở đầu tuần, trong phiên 9/7, giá dầu Brent Biển Bắc vọt lên trên mức 100 USD/thùng khi ngành dầu mỏ Na Uy - nhà sản xuất và cung cấp dầu lớn thứ tám của thế giới, đối mặt với cuộc đình công của các công nhân trong ngành.
Thị trường tiếp tục đi xuống trong phiên liền sau ngày 10/7 khi giá dầu để mất thêm 2 USD/thùng sau khi Na Uy điều đình được với những người bãi công, trong khi thông tin từ Trung Quốc cho biết nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đồng thời là nhà tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới, đã nhập khẩu dầu ít đi, gây sức ép lên giá dầu.
Trong phiên tiếp theo 11/7, giá dầu đã gượng dậy khi các nhà đầu tư tranh thủ mua vào sau hai phiên giảm và đón đầu trước thông tin cho biết lượng dầu thô dự trữ của Mỹ đã giảm trong tuần trước nữa.
Theo cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), lượng dầu thô dự trữ của Mỹ đã giảm gần 4,7 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 6/7, mức giảm lớn hơn kỳ vọng của thị trường và của các chuyên gia (chỉ dự đoán giảm có 1,1 triệu thùng), cho thấy nhu cầu dầu đang tăng lên tại quốc gia tiêu thụ dầu thô lớn nhất thế giới này.
Giá dầu tiếp tục tăng nhẹ trong phiên 12/7, nhờ được hỗ trợ từ lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với nhà sản xuất dầu chủ chốt Iran và tín hiệu tốt lên trên thị trường việc làm Mỹ.
Chính phủ Mỹ ngày 12/7 đã công bố áp đặt thêm một loạt biện pháp trừng phạt mới đối với Iran, nhằm thuyết phục Tehran nghiêm túc hơn về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này.
Thị trường dầu tiếp tục tăng vọt trong phiên giao dịch cuối tuần 13/7 khi các nhà đầu tư đặt cược vào khả năng Trung Quốc có thể sẽ ban hành các biện pháp kích thích kinh tế tăng trưởng sau khi tăng trưởng GDP của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chỉ đạt mức 7,6% trong quý II - mức tăng thấp nhất trong vòng ba năm trở lại đây.
Theo Ủy ban Thống kê quốc gia Trung Quốc, mức tăng này đã kéo mức tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong nửa đầu năm nay xuống mức 7,8%. Đây được coi là thông tin xấu đối với cả Trung Quốc và châu Á, trong bối cảnh Trung Quốc và phần còn lại của thế giới đang nỗ lực vượt qua những tác động tiêu cực của khủng hoảng nợ công châu Âu. Tuy nhiên, thông tin này lại làm dấy lên những đồn đoán rằng Bắc Kinh có thể sẽ sớm tung ra các biện pháp kích thích kinh tế nhằm vực dậy đà tăng trưởng chậm lại của nước này.
Đóng cửa phiên cuối tuần 13/7, trên thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ giao tháng 8/2012 tăng 74 xu lên chốt tuần ở mức 86,82 USD/thùng, cao hơn so với mức chốt của cuối tuần trước nữa là 84,68 USD/thùng.
Trong khi tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ cũng tăng 1,16 USD lên 102,23 USD/thùng, tăng mạnh so với mức 98,37 USDthùng của cuối tuần trước nữa.
Theo các chuyên gia phân tích, thị trường đã "lưỡng lự" trong phần lớn các phiên giao dịch trong tuần để đẩy giá dầu lên trên mức 100 USD/thùng do vẫn bị ám ảnh bởi nỗi lo về nhu cầu còn yếu trong khi bức tranh kinh tế toàn cầu cũng còn nhiều bất ổn.
Các chuyên gia cũng vẫn giữ quan điểm thận trọng về triển vọng giá dầu trong dài hạn sau khi nhiều nền kinh tế lớn đưa ra những dự báo khác nhau về triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế đó trong năm 2013 tới.
Trong một thông tin có liên quan, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IAE) trong một báo cáo mới nhất đã dự đoán rằng nhu cầu dầu thế giới có thể sẽ tăng thêm 1 triệu thùng/ngày vào năm 2013. Dự báo này lạc quan hơn nhiều so với dự báo trước đó (đưa ra hồi đầu tuần trước) của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), theo đó cho rằng nhu cầu dầu chỉ tăng thêm 0,8 triệu thùng/ngày vào năm 2013.
Về giá dầu trong tuần tới, một số chuyên gia nhận định, giá dầu Brent có thể được giao dịch chủ yếu quanh biên độ hẹp, từ 99-103 USD/thùng, trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ có thể loanh quanh quanh mức 85-88 USD/thùng./.
Thùy Chi (TTXVN)