Tờ Thời báo New York, Mỹ số ra mới đây cho rằng chi phí lao động đắt đỏ hơn trong khi thiết bị máy móc rẻ hơn đã dẫn đến việc các công ty Mỹ chi nhiều hơn để mua sắm máy móc, thiết bị thay vì thuê thêm nhân công.
Điều này làm cho thị trường lao động Mỹ phục hội chậm chạp, với tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao dù kinh tế đã phục hồi được hai năm.
Theo báo trên, sau hai năm phục hồi, nền kinh tế Mỹ đang vận hành ở mức như trước khủng hoảng, song số việc làm lại ít hơn khoảng 7 triệu.
Số liệu của Bộ lao động Mỹ cho thấy, kể từ khi kinh tế bắt đầu phục hồi, chi tiêu của doanh nghiệp vào lao động chỉ tăng 2%, trong khi chi tiêu cho thiết bị và phần mềm tăng 26%. Với việc giá thiết bị còn tiếp tục giảm và chính sách miễn giảm thuế đối với đầu tư vốn, xu hướng này có thể sẽ tiếp tục diễn ra.
Bộ lao động Mỹ cho hay kể từ khi kinh tế bắt đầu phục hồi, giá thiết bị và phần mềm đã giảm 2,4%, chủ yếu nhờ hoạt động sản xuất ở nước ngoài. Trong khi đó, chi phí lao động tăng 6,7%. Chi phí lao động tăng lên phần lớn là do chi phí phúc lợi, chăm sóc y tế đắt đỏ hơn, do đó các lao động có việc làm cũng không cảm thấy mình giàu hơn.
Lợi nhuận của các doanh nghiệp hiện ở mức cao kỷ lục, do đó họ có rất nhiều tiền mặt. Nhiều công ty đang xem xét khả năng thuê thêm lao động đều nói rằng họ rất lo ngại về sự không rõ ràng về chi phí chăm sóc y tế và các khoản phúc lợi khác trong tương lai.
Trong khi đó, các công ty lại mua nhiều loại máy móc, máy tính và hàng hóa khác có giá rẻ và được hỗ trợ thuế./.
Điều này làm cho thị trường lao động Mỹ phục hội chậm chạp, với tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao dù kinh tế đã phục hồi được hai năm.
Theo báo trên, sau hai năm phục hồi, nền kinh tế Mỹ đang vận hành ở mức như trước khủng hoảng, song số việc làm lại ít hơn khoảng 7 triệu.
Số liệu của Bộ lao động Mỹ cho thấy, kể từ khi kinh tế bắt đầu phục hồi, chi tiêu của doanh nghiệp vào lao động chỉ tăng 2%, trong khi chi tiêu cho thiết bị và phần mềm tăng 26%. Với việc giá thiết bị còn tiếp tục giảm và chính sách miễn giảm thuế đối với đầu tư vốn, xu hướng này có thể sẽ tiếp tục diễn ra.
Bộ lao động Mỹ cho hay kể từ khi kinh tế bắt đầu phục hồi, giá thiết bị và phần mềm đã giảm 2,4%, chủ yếu nhờ hoạt động sản xuất ở nước ngoài. Trong khi đó, chi phí lao động tăng 6,7%. Chi phí lao động tăng lên phần lớn là do chi phí phúc lợi, chăm sóc y tế đắt đỏ hơn, do đó các lao động có việc làm cũng không cảm thấy mình giàu hơn.
Lợi nhuận của các doanh nghiệp hiện ở mức cao kỷ lục, do đó họ có rất nhiều tiền mặt. Nhiều công ty đang xem xét khả năng thuê thêm lao động đều nói rằng họ rất lo ngại về sự không rõ ràng về chi phí chăm sóc y tế và các khoản phúc lợi khác trong tương lai.
Trong khi đó, các công ty lại mua nhiều loại máy móc, máy tính và hàng hóa khác có giá rẻ và được hỗ trợ thuế./.
Đình Thư (TTXVN/Vietnam+)