Tiếp tục xu hướng đi lên lúc đầu phiên, tại sàn giao dịch điện tử Singapore chiều 6/9, giá dầu ngọt nhẹ New York giao tháng 10/2012 tăng 50 xu lên 95,86 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ tăng 47 xu lên 113,56 USD/thùng.
Những thống kê yếu ớt về hoạt động chế tạo tại Trung Quốc và Mỹ, cùng bước tranh kinh tế ảm đạm của châu Âu đã gây sức ép lên tâm lý của các nhà giao dịch.
Tuy nhiên, các mối lo này đã bị át đi bởi những hy vọng về khả năng Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) sẽ triển khai các biện pháp mới để đối phó với cơn bão nợ ngoan cố tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).
Trong trường hợp các ngân hàng trung ương và các chính phủ ra tay hỗ trợ kinh tế tăng trưởng, nhu cầu của thị trường đối với các sản phẩm năng lượng sẽ gia tăng.
"Nhất cử nhất động" của Chủ tịch ECB, ông Mario Draghi, đang nằm trong tầm ngắm của các thị trường tài chính. Hồi tháng 7/2012, ông Draghi đã bóng gió đề cập đến khả năng ECB khởi động lại chương trình mua trái phiếu chính phủ nhằm giúp hạ chi phí đi vay của các nước thành viên Eurozone đang nợ ngập đầu.
Những đồn đoán về chương trình hành động của ECB lại nổi lên sau khi các nghị sĩ châu Âu cho biết, ông Draghi nói với họ rằng việc mua trái phiếu chính phủ (có kỳ hạn lên tới 3 năm) trên thị trường thứ cấp không có nghĩa là cứu các nước thành viên Eurozone "ăn tiêu phung phí."
Tuy nhiên, một số chuyên gia phân tích cảnh báo rằng những quyết sách tới đây của ECB có thể không được như thị trường kỳ vọng.
Nhà đầu tư cũng đang chờ đợi Bộ Năng lượng Mỹ công bố báo cáo về tình hình dự trữ nhiên liệu tại nước này (dự kiến trong ngày 6/9) để đánh giá tác động của cơn bão Isaac đối với hoạt động sản xuất dầu tại Vịnh Mexico.
Trong một thông tin có liên quan, Bộ Tư pháp Mỹ mới đây đã lên tiếng cáo buộc tập đoàn dầu khí khổng lồ BP (Anh) đã "cẩu thả một cách trắng trợn và cố ý thực hiện hành vi sai trái" trong vụ tràn dầu tại Vịnh Mexico hồi năm 2010./.
Những thống kê yếu ớt về hoạt động chế tạo tại Trung Quốc và Mỹ, cùng bước tranh kinh tế ảm đạm của châu Âu đã gây sức ép lên tâm lý của các nhà giao dịch.
Tuy nhiên, các mối lo này đã bị át đi bởi những hy vọng về khả năng Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) sẽ triển khai các biện pháp mới để đối phó với cơn bão nợ ngoan cố tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).
Trong trường hợp các ngân hàng trung ương và các chính phủ ra tay hỗ trợ kinh tế tăng trưởng, nhu cầu của thị trường đối với các sản phẩm năng lượng sẽ gia tăng.
"Nhất cử nhất động" của Chủ tịch ECB, ông Mario Draghi, đang nằm trong tầm ngắm của các thị trường tài chính. Hồi tháng 7/2012, ông Draghi đã bóng gió đề cập đến khả năng ECB khởi động lại chương trình mua trái phiếu chính phủ nhằm giúp hạ chi phí đi vay của các nước thành viên Eurozone đang nợ ngập đầu.
Những đồn đoán về chương trình hành động của ECB lại nổi lên sau khi các nghị sĩ châu Âu cho biết, ông Draghi nói với họ rằng việc mua trái phiếu chính phủ (có kỳ hạn lên tới 3 năm) trên thị trường thứ cấp không có nghĩa là cứu các nước thành viên Eurozone "ăn tiêu phung phí."
Tuy nhiên, một số chuyên gia phân tích cảnh báo rằng những quyết sách tới đây của ECB có thể không được như thị trường kỳ vọng.
Nhà đầu tư cũng đang chờ đợi Bộ Năng lượng Mỹ công bố báo cáo về tình hình dự trữ nhiên liệu tại nước này (dự kiến trong ngày 6/9) để đánh giá tác động của cơn bão Isaac đối với hoạt động sản xuất dầu tại Vịnh Mexico.
Trong một thông tin có liên quan, Bộ Tư pháp Mỹ mới đây đã lên tiếng cáo buộc tập đoàn dầu khí khổng lồ BP (Anh) đã "cẩu thả một cách trắng trợn và cố ý thực hiện hành vi sai trái" trong vụ tràn dầu tại Vịnh Mexico hồi năm 2010./.
Hương Giang (TTXVN)