Theo ông Nguyễn Hùng Dũng, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường, Bộ Công thương, thị trường nông thôn là nơi chiếm trên 70% dân số cả nước do bị bỏ ngỏ một thời gian dài đã trở thành "lãnh địa" của hàng lậu, hàng giả kém chất lượng, điều này đã gây khó cho doanh nghiệp trong việc đưa hàng về nông thôn.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do quy mô kinh doanh ở vùng nông thôn nhỏ lẻ trong khi lực lượng chức năng lại thiếu nên chỉ chỉ có thể thanh, kiểm tra các cửa hàng, điểm kinh doanh cố định, còn ở các chợ quê thì gần như bỏ trống.
Chính vì thế, nhiều mặt hàng không đạt chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, thậm chí là hàng giả, hàng nhái vẫn xuất hiện ở hầu hết các chợ vùng nông thôn.
Ông Trịnh Văn Ngọc, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, việc xử lý các vi phạm này rất khó bởi các chế tài xử phạt còn nhẹ, mới dừng ở mức độ tiêu hủy hàng, xử phạt hành chính, nặng tính răn đe nên chưa có tác dụng thiết thực trong việc hạn chế tình trạng vận chuyển tiêu thụ hàng lậu, hàng giả.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng ở vùng nông thôn chưa có thói quen tố giác khi mua phải hàng giả, hàng nhái nên hầu hết các trường hợp đều bỏ qua.
Vì vậy, các lực lượng chức năng cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường nhất là những điểm phát tích luồng hàng lớn, tránh tình trạng chỉ kiểm tra bề nổi mà không có chiều sâu.
Để chiếm được lòng tin của người tiêu dùng vùng sâu vùng xa, một số đơn vị như công ty hóa mỹ phẩm Mỹ Hảo đã đề ra chiến lược sản xuất những mặt hàng giá rẻ nhưng chất lượng cao có sức tiêu thụ mạnh ở vùng nông thôn; Điện cơ Thống Nhất, Rạng Đông cũng lấy việc nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, giảm giá thành nhằm thu hút người tiêu dùng nông thôn...
Cùng với nâng cao chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp đã chú trọng xây dựng hệ thống phân phối tại vùng nông thôn.
Đại diện Hợp tác xã nhựa Song Long cho biết, hợp tác xã luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các cửa hàng đại lý như cho phép trả chậm, khi đưa ra sản phẩm mới công ty cử nhân viên xuống tận địa phương tư vấn, giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng sau đó công ty mới phân phối hàng thông qua các đại lý./.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do quy mô kinh doanh ở vùng nông thôn nhỏ lẻ trong khi lực lượng chức năng lại thiếu nên chỉ chỉ có thể thanh, kiểm tra các cửa hàng, điểm kinh doanh cố định, còn ở các chợ quê thì gần như bỏ trống.
Chính vì thế, nhiều mặt hàng không đạt chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, thậm chí là hàng giả, hàng nhái vẫn xuất hiện ở hầu hết các chợ vùng nông thôn.
Ông Trịnh Văn Ngọc, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, việc xử lý các vi phạm này rất khó bởi các chế tài xử phạt còn nhẹ, mới dừng ở mức độ tiêu hủy hàng, xử phạt hành chính, nặng tính răn đe nên chưa có tác dụng thiết thực trong việc hạn chế tình trạng vận chuyển tiêu thụ hàng lậu, hàng giả.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng ở vùng nông thôn chưa có thói quen tố giác khi mua phải hàng giả, hàng nhái nên hầu hết các trường hợp đều bỏ qua.
Vì vậy, các lực lượng chức năng cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường nhất là những điểm phát tích luồng hàng lớn, tránh tình trạng chỉ kiểm tra bề nổi mà không có chiều sâu.
Để chiếm được lòng tin của người tiêu dùng vùng sâu vùng xa, một số đơn vị như công ty hóa mỹ phẩm Mỹ Hảo đã đề ra chiến lược sản xuất những mặt hàng giá rẻ nhưng chất lượng cao có sức tiêu thụ mạnh ở vùng nông thôn; Điện cơ Thống Nhất, Rạng Đông cũng lấy việc nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm, giảm giá thành nhằm thu hút người tiêu dùng nông thôn...
Cùng với nâng cao chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp đã chú trọng xây dựng hệ thống phân phối tại vùng nông thôn.
Đại diện Hợp tác xã nhựa Song Long cho biết, hợp tác xã luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các cửa hàng đại lý như cho phép trả chậm, khi đưa ra sản phẩm mới công ty cử nhân viên xuống tận địa phương tư vấn, giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng sau đó công ty mới phân phối hàng thông qua các đại lý./.
Uyên Hương (TTXVN/Vietnam+)