Hai hãng IHS Automotive và JPMorgan Chase mới đây nhận định Indonesia có thể là thị trường ôtô tăng trưởng nhanh thứ hai thế giới sau Trung Quốc, bởi hiện Indonesia có tỷ lệ sở hữu xe thuộc nhóm thấp nhất trong khu vực, thu nhập của người dân ngày một tăng, trong khi tiến trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, và chính phủ có những chính sách khuyến khích phát triển các loại xe thân thiện hơn với môi trường.
Jessada Thongpak, nhà phân tích cao cấp về thị trường Đông Nam Á của IHS Automotive, nhận định: "Thị trường ôtô Indonesia đang ở ngưỡng bùng nổ, do tiềm năng tăng trưởng cao, lạm phát và lãi suất ổn định.”
Theo CLSA Asia-Pacific Markets, tỷ lệ sở hữu ôtô tại Indonesia là 32 chiếc/1.000 người năm 2010, so với các mức tương ứng 123 chiếc/1.000 người tại Thái Lan và 300 chiếc/1.000 người ở Malaysia. Đó cũng chính là lý do vì sao từ các hãng chế tạo xe hơi hàng đầu thế giới như General Motors của Mỹ, Toyota của Nhật Bản, đến nhà sản xuất loại xe mini Tata Nano giá rẻ nhất thế giới Tata Motor của Ấn Độ đều nhắm tới và gia tăng đầu tư vào thị trường đất nước “Vạn đảo” này.
Toyota, hiện kiểm soát trên 90% thị trường ôtô Indonesia, dự đoán doanh số bán xe nói chung tại Indonesia sẽ tăng trên 50% trong 5 năm tới, và các nhà sản xuất ôtô Mỹ vẫn sẽ tụt hậu so với các đối thủ Nhật Bản tại thị trường Indonesia.
Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Indonesia cho biết trong số 894.180 xe tiêu thụ tại đây năm 2011, đại gia Mỹ General Motor chỉ chiếm chưa đầy 1%. IHS Automotive dự báo doanh số bán xe hơi tại Indonesia sẽ tăng lên 1,2 triệu chiếc vào năm 2016. Tuy nhiên, Giám đốc công ty chi nhánh tại Indonesia của hãng Suzuki, Davy Tuilan lưu ý thị trường ôtô Indonesia sẽ phải đối mặt với những rủi ro nhất định như lãi suất 6% hiện tại "thuận lợi" cho ngành công nghiệp ôtô có thể sẽ không còn nếu Ngân hàng Trung ương Indonesia quyết định tăng lãi suất.
Ngoài ra, còn có nguy cơ khác như giá nhiên liệu, bởi Chính phủ Indonesia đang có kế hoạch bắt đầu giảm trợ cấp từ 1/4/2012 và động thái này chắc chắn ảnh hưởng đến các khách hàng.
Phó chủ tịch chi nhánh tại Indonesia của hãng Nisan, Teddy Irawan, cho rằng sức mạnh của nền kinh tế Indonesia, tỷ lệ lãi suất thấp và các sáng kiến của chính phủ Indonesia muốn lặp lại sự nổi lên của Nhật Bản trong ngành công nghiệp ôtô nửa thế kỷ trước là những cơ sở cho sự cho sự phát triển của ngành chế tạo ôtô.
Chính vì vậy khi các hãng xe hơi toàn cầu chú ý đến Đông Nam Á, thì các nhà sản xuất xe hơi Nhật Bản càng cố gắng duy trì vai trò chi phối thị trường của mình trong khu vực.
Toyota có kế hoạch đầu tư 1,3 nghìn tỷ rupiah (143 triệu USD) để đẩy mạnh sản xuất tại Indonesia. Trong khi Suzuki thông báo sẽ đầu tư 60 tỷ yen (782 triệu USD) để xây dựng một nhà máy mới để tăng sản lượng tại Indonesia. Còn Nissan đã đầu tư hơn 20 triệu USD để tăng gấp đôi công suất hàng năm lên 100.000 xe tại Indonesia vào năm 2013./.
Jessada Thongpak, nhà phân tích cao cấp về thị trường Đông Nam Á của IHS Automotive, nhận định: "Thị trường ôtô Indonesia đang ở ngưỡng bùng nổ, do tiềm năng tăng trưởng cao, lạm phát và lãi suất ổn định.”
Theo CLSA Asia-Pacific Markets, tỷ lệ sở hữu ôtô tại Indonesia là 32 chiếc/1.000 người năm 2010, so với các mức tương ứng 123 chiếc/1.000 người tại Thái Lan và 300 chiếc/1.000 người ở Malaysia. Đó cũng chính là lý do vì sao từ các hãng chế tạo xe hơi hàng đầu thế giới như General Motors của Mỹ, Toyota của Nhật Bản, đến nhà sản xuất loại xe mini Tata Nano giá rẻ nhất thế giới Tata Motor của Ấn Độ đều nhắm tới và gia tăng đầu tư vào thị trường đất nước “Vạn đảo” này.
Toyota, hiện kiểm soát trên 90% thị trường ôtô Indonesia, dự đoán doanh số bán xe nói chung tại Indonesia sẽ tăng trên 50% trong 5 năm tới, và các nhà sản xuất ôtô Mỹ vẫn sẽ tụt hậu so với các đối thủ Nhật Bản tại thị trường Indonesia.
Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Indonesia cho biết trong số 894.180 xe tiêu thụ tại đây năm 2011, đại gia Mỹ General Motor chỉ chiếm chưa đầy 1%. IHS Automotive dự báo doanh số bán xe hơi tại Indonesia sẽ tăng lên 1,2 triệu chiếc vào năm 2016. Tuy nhiên, Giám đốc công ty chi nhánh tại Indonesia của hãng Suzuki, Davy Tuilan lưu ý thị trường ôtô Indonesia sẽ phải đối mặt với những rủi ro nhất định như lãi suất 6% hiện tại "thuận lợi" cho ngành công nghiệp ôtô có thể sẽ không còn nếu Ngân hàng Trung ương Indonesia quyết định tăng lãi suất.
Ngoài ra, còn có nguy cơ khác như giá nhiên liệu, bởi Chính phủ Indonesia đang có kế hoạch bắt đầu giảm trợ cấp từ 1/4/2012 và động thái này chắc chắn ảnh hưởng đến các khách hàng.
Phó chủ tịch chi nhánh tại Indonesia của hãng Nisan, Teddy Irawan, cho rằng sức mạnh của nền kinh tế Indonesia, tỷ lệ lãi suất thấp và các sáng kiến của chính phủ Indonesia muốn lặp lại sự nổi lên của Nhật Bản trong ngành công nghiệp ôtô nửa thế kỷ trước là những cơ sở cho sự cho sự phát triển của ngành chế tạo ôtô.
Chính vì vậy khi các hãng xe hơi toàn cầu chú ý đến Đông Nam Á, thì các nhà sản xuất xe hơi Nhật Bản càng cố gắng duy trì vai trò chi phối thị trường của mình trong khu vực.
Toyota có kế hoạch đầu tư 1,3 nghìn tỷ rupiah (143 triệu USD) để đẩy mạnh sản xuất tại Indonesia. Trong khi Suzuki thông báo sẽ đầu tư 60 tỷ yen (782 triệu USD) để xây dựng một nhà máy mới để tăng sản lượng tại Indonesia. Còn Nissan đã đầu tư hơn 20 triệu USD để tăng gấp đôi công suất hàng năm lên 100.000 xe tại Indonesia vào năm 2013./.
Việt Tú (TTXVN/Vietnam+)