Tại Singapore phiên 27/10, giá vàng đã nhảy lên mức cao nhất trong hơn 1 tháng qua, sau khi các nhà lãnh đạo châu Âu thống nhất được kế hoạch nhằm kiềm chế cuộc khủng hoảng nợ trong khu vực - một sự kiện khiến các thị trường tài chính toàn cầu đều hứng khởi. Giá vàng cũng hòa vào dòng chảy chung trên các thị trường hàng hóa và chứng khoán.
Trong phiên 27/10, đã có lúc giá vàng giao ngay tăng 0,5% lên 1.728,11 USD/ounce, mức cao nhất trong 1 tháng qua, trước khi dịu xuống 1.722,69 USD/ounce vào lúc 13 giờ 23 phút giờ Việt Nam. Như vậy, đợt tăng giá của vàng đã kéo dài 5 phiên liên tiếp.
Dick Poon, phụ trách mảng kim loại quý tại Heraeus nhận định, thị trường chứng khoán bắt đầu bình ổn nhờ những hy vọng về khả năng châu Âu sẽ xử lý tốt cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực, và tiền đang đổ vào các kim loại quý.
Wang Tao, chuyên gia phân tích thị trường thuộc hãng tin Anh Reuters dự báo, những phân tích kỹ thuật cho thấy giá vàng giao ngay sẽ đối mặt với ngưỡng kháng cự 1.725 USD/ounce và có thể dịu xuống 1.701 USD/ounce trong ngày hôm nay.
Các nhà giao dịch cảnh báo, ngay cả khi đạt được hiệp định vừa rồi, châu Âu cũng còn phải mất một thời gian dài nữa mới thể giải quyết được các vấn đề của mình. Chính nhân tố này sẽ hỗ trợ nhu cầu tìm đến vàng như một "nơi trú ẩn an toàn" trong thời gian từ trung đến dài hạn.
Trong vài phiên trở lại đây, nhà đầu tư bắt đầu quay lại thị trường vàng. Theo thống kê, 16,645 tấn vàng đã đổ vào SPDR Gold Trust, quỹ giao dịch vàng lớn nhất thế giới, trong 3 phiên vừa qua. Tại châu Á, nhu cầu vàng giao ngay và bạc tăng, khi hoạt động đầu tư mạnh lên.
Và một nguyên nhân nữa đó là Ấn Độ - nước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới - đang bước vào mùa cưới và lễ hội. Giới giao dịch nhận định, giá vàng sẽ còn tăng khi nhu cầu vàng phục vụ lễ hội Diwali của người Hindu được đẩy lên.
Trong khi đó, tại thị trường New York phiên 26/10, giá vàng tăng hơn 1% lên mức cao nhất của 1 tháng qua, trong bối cảnh nhà đầu tư lại phải tìm đến kim loại này như một "nơi trú ẩn." Trong đợt lên giá 4 phiên vừa qua, giá vàng đã tăng gần 7% và dường như đang lấy lại vai trò truyền thống là một mặt hàng "an toàn," sau một giai đoạn chuyển động cùng chiều với các tài sản rủi ro.
Trên Sàn giao dịch kim loại New York (COMEX) ngày 26/10, giá vàng giao tháng 12/2011 tăng 23,1 USD lên 1.723,5 USD/ounce. Phiên 26/10 ở New York, khối lượng giao dịch giảm nhẹ so với mức trung bình của 30 ngày qua.
Nhà đầu tư độc lập Dennis Gartman nhận định, giá vàng tăng khi thị trường cho rằng Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) sẽ không có sự lựa chọn nào khác, mà phải đi theo con đường của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) và các ngân hàng trung ương khác, là thông qua các biện pháp nới lỏng định lượng.
Theo gót vàng, giá bạc tại New York cũng tăng 0,2% lên 33,28 USD/ounce. "Sức nóng" lan tỏa khắp thị trường các kim loại quý, với bạch kim và palađi đạt mức tăng tương ứng 2,1% và 0,8%.
Trong phiên 27/10, đã có lúc giá vàng giao ngay tăng 0,5% lên 1.728,11 USD/ounce, mức cao nhất trong 1 tháng qua, trước khi dịu xuống 1.722,69 USD/ounce vào lúc 13 giờ 23 phút giờ Việt Nam. Như vậy, đợt tăng giá của vàng đã kéo dài 5 phiên liên tiếp.
Dick Poon, phụ trách mảng kim loại quý tại Heraeus nhận định, thị trường chứng khoán bắt đầu bình ổn nhờ những hy vọng về khả năng châu Âu sẽ xử lý tốt cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực, và tiền đang đổ vào các kim loại quý.
Wang Tao, chuyên gia phân tích thị trường thuộc hãng tin Anh Reuters dự báo, những phân tích kỹ thuật cho thấy giá vàng giao ngay sẽ đối mặt với ngưỡng kháng cự 1.725 USD/ounce và có thể dịu xuống 1.701 USD/ounce trong ngày hôm nay.
Các nhà giao dịch cảnh báo, ngay cả khi đạt được hiệp định vừa rồi, châu Âu cũng còn phải mất một thời gian dài nữa mới thể giải quyết được các vấn đề của mình. Chính nhân tố này sẽ hỗ trợ nhu cầu tìm đến vàng như một "nơi trú ẩn an toàn" trong thời gian từ trung đến dài hạn.
Trong vài phiên trở lại đây, nhà đầu tư bắt đầu quay lại thị trường vàng. Theo thống kê, 16,645 tấn vàng đã đổ vào SPDR Gold Trust, quỹ giao dịch vàng lớn nhất thế giới, trong 3 phiên vừa qua. Tại châu Á, nhu cầu vàng giao ngay và bạc tăng, khi hoạt động đầu tư mạnh lên.
Và một nguyên nhân nữa đó là Ấn Độ - nước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới - đang bước vào mùa cưới và lễ hội. Giới giao dịch nhận định, giá vàng sẽ còn tăng khi nhu cầu vàng phục vụ lễ hội Diwali của người Hindu được đẩy lên.
Trong khi đó, tại thị trường New York phiên 26/10, giá vàng tăng hơn 1% lên mức cao nhất của 1 tháng qua, trong bối cảnh nhà đầu tư lại phải tìm đến kim loại này như một "nơi trú ẩn." Trong đợt lên giá 4 phiên vừa qua, giá vàng đã tăng gần 7% và dường như đang lấy lại vai trò truyền thống là một mặt hàng "an toàn," sau một giai đoạn chuyển động cùng chiều với các tài sản rủi ro.
Trên Sàn giao dịch kim loại New York (COMEX) ngày 26/10, giá vàng giao tháng 12/2011 tăng 23,1 USD lên 1.723,5 USD/ounce. Phiên 26/10 ở New York, khối lượng giao dịch giảm nhẹ so với mức trung bình của 30 ngày qua.
Nhà đầu tư độc lập Dennis Gartman nhận định, giá vàng tăng khi thị trường cho rằng Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) sẽ không có sự lựa chọn nào khác, mà phải đi theo con đường của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) và các ngân hàng trung ương khác, là thông qua các biện pháp nới lỏng định lượng.
Theo gót vàng, giá bạc tại New York cũng tăng 0,2% lên 33,28 USD/ounce. "Sức nóng" lan tỏa khắp thị trường các kim loại quý, với bạch kim và palađi đạt mức tăng tương ứng 2,1% và 0,8%.
Hương Giang (TTXVN/Vietnam+)