Mất ngủ hoặc ngủ quá ít có thể khiến cho các tế bào thần kinh đơn ở não "đình công," không hoạt động và làm cho con người hay vấp phải sai sót trong những lúc cứ tưởng như đang hoàn toàn tỉnh táo.
Kết luận trên được nêu trong nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học người Italy ở Mỹ vừa được đăng tải trên tạp chí Nature. Nghiên cứu này được thực hiện đối với các con chuột trong phòng thí nghiệm.
Chiara Cirelli, người đứng đầu nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Wisconsin-Madison nói với Hãng thông tấn ANSA: "Đây là bằng chứng đầu tiên cho thấy các tế bào thần kinh đơn ở chuột có thể rơi vào trạng thái ngủ trong khi toàn bộ não bộ của nó đang thức."
Nghiên cứu đã chỉ ra hiện tượng gọi là "ngủ cục bộ": khi con chuột bị thiếu ngủ, những tế bào thần kinh đơn trong não của nó có lẽ là mệt mỏi nhất và rơi vào trạng thái ngủ trong khi con vật vẫn trong trạng thái thức bình thường, hoặc ít ra là có vẻ bình thường.
Theo bà Cirelli, thực tế ở con chuột bị thiếu ngủ đã cho thấy khi các tế bào thần kinh bị rơi vào trạng thái ngủ, nó gặp phải rất nhiều khó khăn khi vận động. Càng có nhiều tế bào thần kinh rơi vào trạng thái ngủ thì con chuột càng khó thực hiện một công việc nào đó của nó.
Nghiên cứu trên có thể giải thích tại sao khi bị thiếu ngủ, con người thường có xu hướng hay mắc lỗi và phân tâm cho dù họ cảm thấy vẫn đang rất tỉnh táo./.
Kết luận trên được nêu trong nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học người Italy ở Mỹ vừa được đăng tải trên tạp chí Nature. Nghiên cứu này được thực hiện đối với các con chuột trong phòng thí nghiệm.
Chiara Cirelli, người đứng đầu nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Wisconsin-Madison nói với Hãng thông tấn ANSA: "Đây là bằng chứng đầu tiên cho thấy các tế bào thần kinh đơn ở chuột có thể rơi vào trạng thái ngủ trong khi toàn bộ não bộ của nó đang thức."
Nghiên cứu đã chỉ ra hiện tượng gọi là "ngủ cục bộ": khi con chuột bị thiếu ngủ, những tế bào thần kinh đơn trong não của nó có lẽ là mệt mỏi nhất và rơi vào trạng thái ngủ trong khi con vật vẫn trong trạng thái thức bình thường, hoặc ít ra là có vẻ bình thường.
Theo bà Cirelli, thực tế ở con chuột bị thiếu ngủ đã cho thấy khi các tế bào thần kinh bị rơi vào trạng thái ngủ, nó gặp phải rất nhiều khó khăn khi vận động. Càng có nhiều tế bào thần kinh rơi vào trạng thái ngủ thì con chuột càng khó thực hiện một công việc nào đó của nó.
Nghiên cứu trên có thể giải thích tại sao khi bị thiếu ngủ, con người thường có xu hướng hay mắc lỗi và phân tâm cho dù họ cảm thấy vẫn đang rất tỉnh táo./.
Ngự Bình/Rome (Vietnam+)