Ngày 25/10, trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế Điện hạt nhân tại Hà Nội, ông Bernard Bigot, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về năng lượng nguyên tử và năng lượng thay thế (CEA-Pháp) chia sẻ, quãng thời gian cho một nhà máy điện hạt nhân từ khi xây dựng và kết thúc sẽ kéo dài 100 năm.
Cụ thể cần mất thời gian từ 7-10 năm để xây dựng nhà máy, tuổi thọ của lò phản ứng thế hệ mới là 60 năm và 30 năm còn lại dành cho công việc thu dọn, làm sạch môi trường.
Theo ông Bernard Bigot, vì thời gian kéo dài như vậy nên phải tính đến nhiều yếu tố như lựa chọn địa điểm, công nghệ lò phản ứng và đặc biệt là công tác đào tạo nguồn nhân lực để bảo đảm an toàn cho nhà máy.
Người đứng đầu CEA cũng cho biết phía Pháp sẽ tham gia vào Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 trên tinh thần liên kết với phía Nhật Bản-đối tác được Việt Nam lựa chọn để xây dựng nhà máy này.
Cũng trong khuôn khổ Triển lãm, phía Pháp đã đem tới giới thiệu lò phản ứng công nghệ áp lực nước Atmea 1, công suất 1100 Mwe. Đây là sản phẩm từ sự liên doanh của Tập đoàn Mitsubishi (Nhật Bản) và Tập đoàn Areva (Pháp) và được cho là "đặc biệt phù hợp với nhu cầu của Việt Nam."
Thế hệ lò này tích hợp các tiến bộ công nghệ mới nhất, đảm bảo tuân thủ các tiêu chí an toàn khắt khe theo yêu cầu của các cơ quan an toàn hạt nhân quốc tế./.
Cụ thể cần mất thời gian từ 7-10 năm để xây dựng nhà máy, tuổi thọ của lò phản ứng thế hệ mới là 60 năm và 30 năm còn lại dành cho công việc thu dọn, làm sạch môi trường.
Theo ông Bernard Bigot, vì thời gian kéo dài như vậy nên phải tính đến nhiều yếu tố như lựa chọn địa điểm, công nghệ lò phản ứng và đặc biệt là công tác đào tạo nguồn nhân lực để bảo đảm an toàn cho nhà máy.
Người đứng đầu CEA cũng cho biết phía Pháp sẽ tham gia vào Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 trên tinh thần liên kết với phía Nhật Bản-đối tác được Việt Nam lựa chọn để xây dựng nhà máy này.
Cũng trong khuôn khổ Triển lãm, phía Pháp đã đem tới giới thiệu lò phản ứng công nghệ áp lực nước Atmea 1, công suất 1100 Mwe. Đây là sản phẩm từ sự liên doanh của Tập đoàn Mitsubishi (Nhật Bản) và Tập đoàn Areva (Pháp) và được cho là "đặc biệt phù hợp với nhu cầu của Việt Nam."
Thế hệ lò này tích hợp các tiến bộ công nghệ mới nhất, đảm bảo tuân thủ các tiêu chí an toàn khắt khe theo yêu cầu của các cơ quan an toàn hạt nhân quốc tế./.
Về việc lựa chọn công nghệ lò phản ứng hạt nhân cho Nhà máy điện Ninh Thuận 2, trao đổi với phóng viên Vietnam+, ông Vương Hữu Tấn, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ hạt nhân cho biết hiện phía Nhật Bản đang lập báo cáo đầu tư. Tại báo cáo này, phía Nhật Bản sẽ đưa ra nhiều công nghệ lò phản ứng và Việt Nam sẽ cân nhắc và đưa ra quyết định cuối cùng. |
Trung Hiền (Vietnam+)