Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21, đã và đang gây ra những biến đổi mạnh mẽ thông qua các hiện tượng thời tiết cực đoan, dị thường như nhiệt độ tăng, bão mạnh, mưa lớn, lũ lụt, hạn hán và nước biển dâng cao; trong đó Việt Nam đã và đang phải đương đầu với những biểu hiện ngày càng gia tăng của những hiện tượng thời tiết này.
Theo Thông báo quốc gia lần thứ 2 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, kể từ năm 1958 đến năm 2007, nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam tăng lên khoảng 0,5-0,7 độ C. Nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè và nhiệt độ ở các vùng phía Bắc tăng nhanh hơn các vùng phía Nam. Cụ thể như năm 2007, nhiệt độ trung bình cả năm tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đều cao hơn trung bình của thập kỷ 1931-1940 là 0,8-1,3 độ C; cao hơn thập kỷ 1990-2000 là 0,4-0,5 độ C.
Trên từng địa điểm, xu thế biến đổi của lượng mưa trung bình năm trên lãnh thổ nước ta không rõ rệt theo các thời kỳ và các vùng khác nhau. Lượng mưa năm giảm ở các vùng khí hậu phía Bắc và tăng ở các vùng khí hậu phía Nam. Tính trung bình trong cả nước, lượng mưa trong 50 năm qua đã giảm khoảng 2%. Tuy vậy, biến đổi lượng mưa có xu hướng cực đoan, đó là tăng trong mùa mưa và giảm mạnh trong mùa khô.
Bên cạnh đó, số đợt không khí lạnh ảnh hưởng tới Việt Nam cũng giảm rõ rệt trong 2 thập kỷ qua. Các biểu hiện thời tiết dị thường xuất hiện ngày càng nhiều, tiêu biểu như đợt lạnh gây rét đậm, rét hại kéo dài 30 ngày trong tháng 1 và tháng 2 năm 2008 ở Bắc Bộ, đã gây thiệt hại lớn về cây trồng, vật nuôi cho các địa phương ở đây.
Đặc biệt, do tác động của biến đổi khí hậu, trong khoảng 5-6 thập kỷ gần đây, tần số xoáy thuận nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông tăng lên với tốc độ 0,4 cơn mỗi thập kỷ; tần số xoáy thuận nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt Nam tăng với tốc độ 0,2 cơn mỗi thập kỷ và có cường độ mạnh xuất hiện nhiều hơn. Quỹ đạo của bão có dấu hiệu dịch chuyển dần về phía Nam và mùa mưa bão kết thúc muộn hơn.
Nhiều cơn bão có đường đi bất thường và không theo quy luật. Điển hình như “siêu” bão số 8 đã hoàng hành suốt dọc các tỉnh ven biển từ Nghệ An đến tận Quảng Ninh trong mấy ngày vừa qua.
Một biểu hiện đáng lo ngại của biến đổi khí hậu nữa là mực nước biển dâng đã và đang gây ngập lụt trên diện rộng, nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, gây rủi ro đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế-xã hội trong tương lai.
Số liệu quan trắc tại các trạm hải văn ven biển Việt Nam cho thấy, tốc độ dâng lên của mực nước biển trung bình hiện nay là 3mm/năm, tương đương với tốc độ tăng trung bình trên thế giới. Trong 50 năm qua, mực nước biển tại Trạm Hải văn Hòn Dáu tăng lên khoảng 20cm./.
Theo Thông báo quốc gia lần thứ 2 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, kể từ năm 1958 đến năm 2007, nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam tăng lên khoảng 0,5-0,7 độ C. Nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè và nhiệt độ ở các vùng phía Bắc tăng nhanh hơn các vùng phía Nam. Cụ thể như năm 2007, nhiệt độ trung bình cả năm tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đều cao hơn trung bình của thập kỷ 1931-1940 là 0,8-1,3 độ C; cao hơn thập kỷ 1990-2000 là 0,4-0,5 độ C.
Trên từng địa điểm, xu thế biến đổi của lượng mưa trung bình năm trên lãnh thổ nước ta không rõ rệt theo các thời kỳ và các vùng khác nhau. Lượng mưa năm giảm ở các vùng khí hậu phía Bắc và tăng ở các vùng khí hậu phía Nam. Tính trung bình trong cả nước, lượng mưa trong 50 năm qua đã giảm khoảng 2%. Tuy vậy, biến đổi lượng mưa có xu hướng cực đoan, đó là tăng trong mùa mưa và giảm mạnh trong mùa khô.
Bên cạnh đó, số đợt không khí lạnh ảnh hưởng tới Việt Nam cũng giảm rõ rệt trong 2 thập kỷ qua. Các biểu hiện thời tiết dị thường xuất hiện ngày càng nhiều, tiêu biểu như đợt lạnh gây rét đậm, rét hại kéo dài 30 ngày trong tháng 1 và tháng 2 năm 2008 ở Bắc Bộ, đã gây thiệt hại lớn về cây trồng, vật nuôi cho các địa phương ở đây.
Đặc biệt, do tác động của biến đổi khí hậu, trong khoảng 5-6 thập kỷ gần đây, tần số xoáy thuận nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông tăng lên với tốc độ 0,4 cơn mỗi thập kỷ; tần số xoáy thuận nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt Nam tăng với tốc độ 0,2 cơn mỗi thập kỷ và có cường độ mạnh xuất hiện nhiều hơn. Quỹ đạo của bão có dấu hiệu dịch chuyển dần về phía Nam và mùa mưa bão kết thúc muộn hơn.
Nhiều cơn bão có đường đi bất thường và không theo quy luật. Điển hình như “siêu” bão số 8 đã hoàng hành suốt dọc các tỉnh ven biển từ Nghệ An đến tận Quảng Ninh trong mấy ngày vừa qua.
Một biểu hiện đáng lo ngại của biến đổi khí hậu nữa là mực nước biển dâng đã và đang gây ngập lụt trên diện rộng, nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, gây rủi ro đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế-xã hội trong tương lai.
Số liệu quan trắc tại các trạm hải văn ven biển Việt Nam cho thấy, tốc độ dâng lên của mực nước biển trung bình hiện nay là 3mm/năm, tương đương với tốc độ tăng trung bình trên thế giới. Trong 50 năm qua, mực nước biển tại Trạm Hải văn Hòn Dáu tăng lên khoảng 20cm./.
Nguyễn Hải Triều (TTXVN)