Gặp gỡ ông Bùi Tiến Huệ, Công sứ Việt Nam tại Pháp, phụ trách lãnh sự, chúng tôi được biết, Pháp và Việt Nam tuy chưa ký Hiệp định song phương về nhận người trở lại, nhưng hai bên cũng đã tạm thời thống nhất một số hình thức phối hợp để giải quyết các trường hợp người nhập cư bất hợp pháp.
Tuy nhiên, khi bị bắt, những người nhập cư bất hợp pháp đều khai không đúng sự thật về năm sinh, tên tuổi, quê quán, hay địa chỉ thường trú ở Việt Nam... khiến cho việc xác minh không thực hiện được.
Bản thân những người nhập cư cũng thú nhận với chúng tôi rằng họ không thể trở về với một món nợ to lớn để lại nơi quê nhà. Sau tất cả những gian nan, vất vả mà họ nếm trải trong hành trình đến "thiên đường Anh quốc", họ chỉ còn cách tiếp tục dấn bước mặc dù không biết ngày mai tương lai của mình sẽ ra sao.
Đó cũng chính là lý do khiến những người Việt nhập cư bất hợp pháp tìm cách quanh co, hoặc tránh tiếp xúc, hay liên hệ với cơ quan đại diện của Việt Nam tại Pháp.
Theo ông Huệ, các năm trước đây, lượng người Việt nhập cư lậu vào Pháp bị bắt không nhiều. Mỗi năm, phía Pháp chỉ gửi tới sứ quán trên dưới một chục trường hợp để thẩm vấn và xác minh nhân thân.
Nhưng từ cuối năm 2009, số người Việt nhập cư bất hợp pháp bị bắt tăng đột biến do chính quyền Pháp quyết tâm dẹp bỏ tình trạng nhập cư bất hợp pháp tại vùng Calais và chính sách nhập cư của châu Âu đã siết chặt hơn, nhằm ngăn chặn làn sóng người tị nạn kinh tế đến từ các nước kém phát triển.
Con số thống kê cho thấy năm 2009, Sứ quán Việt Nam tại Pháp đã phải giải quyết 140 trường hợp bị cảnh sát Pháp bắt giữ và yêu cầu xác minh nhân thân, trong số này, phía Việt Nam chỉ xác nhận được 22 trường hợp; 82 trường hợp khác không xác minh được do lời khai không đúng sự thật, số còn lại đang trong quá trình xác minh.
Trong số 140 người nói trên, đa số khai quê quán ở miền Trung, trong đó nhiều nhất là Nghệ An, Hà Tĩnh, tiếp đến Quảng Bình, Quảng Trị, còn lại là các địa phương khác như Hải Dương, Lào Cai, Hà Nội, Thái Bình...
Một số đi từ các nước Liên Xô cũ và Đông Âu sang. Một số từ trong nước sang theo con đường du lịch, qua Cộng hòa Séc, Nga, Đức... rồi vào Pháp. Một số ít nữa là bay thẳng sang Pháp. Hầu hết những người này không có hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân, do đã vứt bỏ dọc đường, hoặc bị bọn đưa người giữ lại để quay vòng sử dụng.
Qua tìm hiểu, thẩm vấn thì được biết phần lớn họ sang Pháp nhờ các đường dây đưa người. Đội quân này có cả người Việt Nam và người nước ngoài, tạo thành mạng lưới hoạt động xuyên quốc gia.
Hầu hết những người Việt nhập cư bất hợp pháp bị bắt đều không biết ngoại ngữ và có trình độ học vấn thấp. Họ khai sang đây nhằm mục đích kinh tế.
Nghe theo những lời quảng cáo lừa bịp, với mơ ước sang Anh để kiếm việc làm và tiền bạc, họ đã cầm cố, vay nợ, bán nhà cửa để có tiền trả cho các chi phí cho chuyến đi.
Theo ông Huệ, sở dĩ năm 2009 rộ lên chuyện người Việt chạy sang Pháp để tìm đường đi Anh nhiều như vậy là có nhiều lý do. Lý do thứ nhất là việc làm ăn ở Liên Xô cũ và Đông Âu đã khó khăn hơn trước, họ muốn tìm đường sang Anh, nơi họ nghe nói có thể kiếm tiền dễ dàng hơn.
Thứ hai là do điều kiện kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn, một số người do thiếu thông tin đã nghe những lời quảng cáo, dụ dỗ, lừa gạt của các đường dây đưa người ra nước ngoài, rồi bị chúng "đem con bỏ chợ" ở Pháp sau khi đã thu được lệ phí.
Thứ ba là nghe thông tin của bạn bè, người thân đã trốn thoát sang được Anh, làm nghề trồng cây thuốc phiện, kiếm nhiều tiền, không những hòa vốn và còn giúp đỡ được gia đình ở quê nhà, nên cố gắng liều một phen để hy vọng đổi đời.
Lời sám hối muộn màng
Chúng tôi chia tay những người Việt ở rừng Angres trong ánh sáng nhập nhoạng của buổi chiều tà. Tiễn chúng tôi ra xe là những bóng người lầm lũi, cô quạnh, khác hẳn với dáng vẻ vui mừng lúc sáng.
Những lời an ủi, động viên, những ánh mắt lưu luyến làm nao lòng cả người đi, lẫn người ở. Xe lăn bánh, chúng tôi ra về, để lại phía sau những gương mặt thẫn thờ, những ánh mắt níu kéo, những bàn tay vẫy chào luyến tiếc.
Những bóng hình khắc khổ khuất dần phía cuối rừng, trước mặt chúng tôi là con đường cao tốc dẫn đến đường hầm Eurotunnel. Nhìn những chiếc xe tải chạy vội vã trên đường, tôi tự hỏi đêm nay, chiếc xe nào sẽ chở những con người đáng thương kia đến với "thiên đường" mà họ muốn tới.
Những cánh đồng tuyết phủ trắng xóa hai bên đường vùn vụt lùi lại phía sau, nhưng bên tai tôi vẫn còn văng vẳng lời sám hối của những "Người Rừng". "Nếu biết trước kết cục sẽ là như thế này, tôi chẳng đời nào rời xa gia đình để rồi tự dấn thân vào một cuộc phiêu lưu vô vọng như thế," anh Long đã thú nhận với chúng tôi như vậy mặc dù anh biết rằng giờ đây chẳng còn sự lựa chọn nào khác.
Anh không thể về với một món nợ không có gì để trả. Sau bao nỗi khổ ải, cùng cực, phía trước đã là nơi muốn đến, anh không còn đường để lui, dù không biết tương lai cuộc sống ở bên đó như thế nào.
Với hai cô gái trẻ đất Hải Phòng, cái giá phải trả cũng thật quá đắt, cả về vật chất và tinh thần, để rồi cái được chỉ là con số không tròn trịa: không nhà, không cửa, không người thân, không nghề nghiệp, không tiền bạc và cũng không thể quay trở lại được nữa vì đã mất mát quá nhiều.
Giờ đây, Thủy chỉ còn biết để cho nỗi ân hận theo những giọt nước mắt chảy dài trên gò má: "Nếu như thời gian có thể quay trở lại, có lẽ em sẽ không bao giờ lựa chọn sự ra đi như thế này."
Được chứng kiến tận mắt tình cảnh của những người nhập cư bất hợp pháp, được nghe tận tai những câu chuyện kinh hoàng mà họ trải qua, chúng tôi ra về trong tâm trạng vừa giận, vừa thương.
Giận vì họ đã tin một cách mù quáng vào những viễn cảnh tươi đẹp mà những kẻ đưa người trái phép vẽ ra để kiếm lợi một cách vô nhân đạo, để rồi bỏ ra hàng chục ngàn USD để mua lấy một ảo mộng quá mong manh.
Thương vì họ đã phải trả một giá quá đắt cho một cuộc hành trình đầy gian nan, một cuộc sống vất vưởng và một tương lai ảm đạm nơi đất khách quê người.
Để kết thúc loạt bài phóng sự này, tôi xin được nhắc lại lời nhắn nhủ của chị Annick Pagias, tình nguyện viên thuộc tổ chức Fraternité Migrants: "Các bạn cần phải viết để cho đồng bào các bạn thấy được nỗi cơ cực mà những người nhập cư bất hợp pháp phải chịu đựng. Chỉ vì nghe theo những lời quảng cáo hào nhoáng để tìm đến thiên đường làm giàu, họ đã phải trả cái giá thật quá đắt."
Chị Annick Pagias cho rằng: "Ngay cả khi những người Việt ở Angres có vượt qua được bao nỗi gian truân, vất vả để sang được bờ bên kia, thiên đường đó cũng không phải là của họ. Bởi vì ở nơi đó, công việc mà họ sẽ làm cũng chỉ là lao động bất hợp pháp và cuộc sống của họ rồi cũng vẫn bấp bênh, tương lai cũng bất định mà thôi."/.
Kỳ 1: Những người Việt đi tìm tương lai ảo ở nước Anh
Kỳ 2: Đường tới "thiên đường": Bĩ cực mà chẳng thái lai
Tuy nhiên, khi bị bắt, những người nhập cư bất hợp pháp đều khai không đúng sự thật về năm sinh, tên tuổi, quê quán, hay địa chỉ thường trú ở Việt Nam... khiến cho việc xác minh không thực hiện được.
Bản thân những người nhập cư cũng thú nhận với chúng tôi rằng họ không thể trở về với một món nợ to lớn để lại nơi quê nhà. Sau tất cả những gian nan, vất vả mà họ nếm trải trong hành trình đến "thiên đường Anh quốc", họ chỉ còn cách tiếp tục dấn bước mặc dù không biết ngày mai tương lai của mình sẽ ra sao.
Đó cũng chính là lý do khiến những người Việt nhập cư bất hợp pháp tìm cách quanh co, hoặc tránh tiếp xúc, hay liên hệ với cơ quan đại diện của Việt Nam tại Pháp.
Theo ông Huệ, các năm trước đây, lượng người Việt nhập cư lậu vào Pháp bị bắt không nhiều. Mỗi năm, phía Pháp chỉ gửi tới sứ quán trên dưới một chục trường hợp để thẩm vấn và xác minh nhân thân.
Nhưng từ cuối năm 2009, số người Việt nhập cư bất hợp pháp bị bắt tăng đột biến do chính quyền Pháp quyết tâm dẹp bỏ tình trạng nhập cư bất hợp pháp tại vùng Calais và chính sách nhập cư của châu Âu đã siết chặt hơn, nhằm ngăn chặn làn sóng người tị nạn kinh tế đến từ các nước kém phát triển.
Con số thống kê cho thấy năm 2009, Sứ quán Việt Nam tại Pháp đã phải giải quyết 140 trường hợp bị cảnh sát Pháp bắt giữ và yêu cầu xác minh nhân thân, trong số này, phía Việt Nam chỉ xác nhận được 22 trường hợp; 82 trường hợp khác không xác minh được do lời khai không đúng sự thật, số còn lại đang trong quá trình xác minh.
Trong số 140 người nói trên, đa số khai quê quán ở miền Trung, trong đó nhiều nhất là Nghệ An, Hà Tĩnh, tiếp đến Quảng Bình, Quảng Trị, còn lại là các địa phương khác như Hải Dương, Lào Cai, Hà Nội, Thái Bình...
Một số đi từ các nước Liên Xô cũ và Đông Âu sang. Một số từ trong nước sang theo con đường du lịch, qua Cộng hòa Séc, Nga, Đức... rồi vào Pháp. Một số ít nữa là bay thẳng sang Pháp. Hầu hết những người này không có hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân, do đã vứt bỏ dọc đường, hoặc bị bọn đưa người giữ lại để quay vòng sử dụng.
Qua tìm hiểu, thẩm vấn thì được biết phần lớn họ sang Pháp nhờ các đường dây đưa người. Đội quân này có cả người Việt Nam và người nước ngoài, tạo thành mạng lưới hoạt động xuyên quốc gia.
Hầu hết những người Việt nhập cư bất hợp pháp bị bắt đều không biết ngoại ngữ và có trình độ học vấn thấp. Họ khai sang đây nhằm mục đích kinh tế.
Nghe theo những lời quảng cáo lừa bịp, với mơ ước sang Anh để kiếm việc làm và tiền bạc, họ đã cầm cố, vay nợ, bán nhà cửa để có tiền trả cho các chi phí cho chuyến đi.
Theo ông Huệ, sở dĩ năm 2009 rộ lên chuyện người Việt chạy sang Pháp để tìm đường đi Anh nhiều như vậy là có nhiều lý do. Lý do thứ nhất là việc làm ăn ở Liên Xô cũ và Đông Âu đã khó khăn hơn trước, họ muốn tìm đường sang Anh, nơi họ nghe nói có thể kiếm tiền dễ dàng hơn.
Thứ hai là do điều kiện kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn, một số người do thiếu thông tin đã nghe những lời quảng cáo, dụ dỗ, lừa gạt của các đường dây đưa người ra nước ngoài, rồi bị chúng "đem con bỏ chợ" ở Pháp sau khi đã thu được lệ phí.
Thứ ba là nghe thông tin của bạn bè, người thân đã trốn thoát sang được Anh, làm nghề trồng cây thuốc phiện, kiếm nhiều tiền, không những hòa vốn và còn giúp đỡ được gia đình ở quê nhà, nên cố gắng liều một phen để hy vọng đổi đời.
Lời sám hối muộn màng
Chúng tôi chia tay những người Việt ở rừng Angres trong ánh sáng nhập nhoạng của buổi chiều tà. Tiễn chúng tôi ra xe là những bóng người lầm lũi, cô quạnh, khác hẳn với dáng vẻ vui mừng lúc sáng.
Những lời an ủi, động viên, những ánh mắt lưu luyến làm nao lòng cả người đi, lẫn người ở. Xe lăn bánh, chúng tôi ra về, để lại phía sau những gương mặt thẫn thờ, những ánh mắt níu kéo, những bàn tay vẫy chào luyến tiếc.
Những bóng hình khắc khổ khuất dần phía cuối rừng, trước mặt chúng tôi là con đường cao tốc dẫn đến đường hầm Eurotunnel. Nhìn những chiếc xe tải chạy vội vã trên đường, tôi tự hỏi đêm nay, chiếc xe nào sẽ chở những con người đáng thương kia đến với "thiên đường" mà họ muốn tới.
Những cánh đồng tuyết phủ trắng xóa hai bên đường vùn vụt lùi lại phía sau, nhưng bên tai tôi vẫn còn văng vẳng lời sám hối của những "Người Rừng". "Nếu biết trước kết cục sẽ là như thế này, tôi chẳng đời nào rời xa gia đình để rồi tự dấn thân vào một cuộc phiêu lưu vô vọng như thế," anh Long đã thú nhận với chúng tôi như vậy mặc dù anh biết rằng giờ đây chẳng còn sự lựa chọn nào khác.
Anh không thể về với một món nợ không có gì để trả. Sau bao nỗi khổ ải, cùng cực, phía trước đã là nơi muốn đến, anh không còn đường để lui, dù không biết tương lai cuộc sống ở bên đó như thế nào.
Với hai cô gái trẻ đất Hải Phòng, cái giá phải trả cũng thật quá đắt, cả về vật chất và tinh thần, để rồi cái được chỉ là con số không tròn trịa: không nhà, không cửa, không người thân, không nghề nghiệp, không tiền bạc và cũng không thể quay trở lại được nữa vì đã mất mát quá nhiều.
Giờ đây, Thủy chỉ còn biết để cho nỗi ân hận theo những giọt nước mắt chảy dài trên gò má: "Nếu như thời gian có thể quay trở lại, có lẽ em sẽ không bao giờ lựa chọn sự ra đi như thế này."
Được chứng kiến tận mắt tình cảnh của những người nhập cư bất hợp pháp, được nghe tận tai những câu chuyện kinh hoàng mà họ trải qua, chúng tôi ra về trong tâm trạng vừa giận, vừa thương.
Giận vì họ đã tin một cách mù quáng vào những viễn cảnh tươi đẹp mà những kẻ đưa người trái phép vẽ ra để kiếm lợi một cách vô nhân đạo, để rồi bỏ ra hàng chục ngàn USD để mua lấy một ảo mộng quá mong manh.
Thương vì họ đã phải trả một giá quá đắt cho một cuộc hành trình đầy gian nan, một cuộc sống vất vưởng và một tương lai ảm đạm nơi đất khách quê người.
Để kết thúc loạt bài phóng sự này, tôi xin được nhắc lại lời nhắn nhủ của chị Annick Pagias, tình nguyện viên thuộc tổ chức Fraternité Migrants: "Các bạn cần phải viết để cho đồng bào các bạn thấy được nỗi cơ cực mà những người nhập cư bất hợp pháp phải chịu đựng. Chỉ vì nghe theo những lời quảng cáo hào nhoáng để tìm đến thiên đường làm giàu, họ đã phải trả cái giá thật quá đắt."
Chị Annick Pagias cho rằng: "Ngay cả khi những người Việt ở Angres có vượt qua được bao nỗi gian truân, vất vả để sang được bờ bên kia, thiên đường đó cũng không phải là của họ. Bởi vì ở nơi đó, công việc mà họ sẽ làm cũng chỉ là lao động bất hợp pháp và cuộc sống của họ rồi cũng vẫn bấp bênh, tương lai cũng bất định mà thôi."/.
Kỳ 1: Những người Việt đi tìm tương lai ảo ở nước Anh
Kỳ 2: Đường tới "thiên đường": Bĩ cực mà chẳng thái lai
Nguyễn Thu Hà/Paris (Vietnam+)