Tiếp tục chương trình phiên họp 41, chiều 30/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự án Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Ủy ban Quốc phòng An ninh, Ban soạn thảo Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ chỉnh sửa một số nội dung về vũ khí thô sơ, về cấm cá nhân sở hữu vũ khí.
Theo báo cáo giải trình, tiếp thu, phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh đã được chỉnh lý theo hướng tập trung vào vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đang trang bị cho các lực lượng thực thi pháp luật trong lĩnh vực hành chính công vụ của Nhà nước nhằm bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội theo nguyên tắc người được giao sử dụng phương tiện, công cụ đó có quyền gắn liền với nghĩa vụ và trách nhiệm cá nhân. Còn vũ khí hạng nặng, vũ khí hiện đại do Bộ Quốc phòng quản lý thì không điều chỉnh trong Pháp lệnh này.
Đối với vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ còn tồn đọng hoặc lưu hành trái phép trong xã hội thì sau khi Pháp lệnh này có hiệu lực, cơ quan, tổ chức, cá nhân không thuộc đối tượng được trang bị nếu đang có vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ bất kể từ nguồn nào đều phải khai báo, giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Cũng trong chiều 30/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét Tờ trình của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và đồng ý về mặt chủ trương đề nghị thành lập Viện kiểm sát quân sự Thủ đô Hà Nội.
Viện kiểm sát quân sự Thủ đô Hà Nội được đề nghị thành lập trên cơ sở hợp nhất Viện kiểm sát quân sự cơ quan Bộ Quốc phòng và Viện kiểm sát quân sự Thủ đô Hà Nội. Viện trưởng Viện Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cũng thống nhất đề nghị thành lập Viện kiểm sát quân sự khu vực trực thuộc Viện kiểm sát quân sự Thủ đô Hà Nội trên cơ sở hợp nhất Viện kiểm sát quân sự khu vực 1, Viện kiểm sát quân sự khu vực 2 trực thuộc Viện kiểm sát quân sự cơ quan Bộ Quốc phòng và Viện kiểm sát quân sự khu vực trực thuộc Viện kiểm sát quân sự Thủ đô Hà Nội.
Theo Tờ trình, Viện kiểm sát quân sự Thủ đô Hà Nội và Viện kiểm sát quân sự trực thuộc Viện kiểm sát quân sự Thủ đô Hà Nội được giao thực hiện chức năng, nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong Quân đội trên địa bàn Hà Nội và cơ quan Bộ Quốc phòng đóng quân trên địa bàn Hà Nội (trừ Quân chủng Phòng không-không quân và Bộ đội Biên phòng).
Viện kiểm sát quân sự quân khu và các Viện kiểm sát quân sự khu vực trực thuộc các Viện kiểm sát quân sự quân khu được giao thực hiện chức năng, nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong Quân đội tại các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng đóng quân trên địa bàn Quân khu.
Thẩm tra Tờ trình, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng việc tổ chức lại các Viện kiểm sát quân sự trên địa bàn Hà Nội theo hướng thu gọn đầu mối, hợp nhất các Viện kiểm sát quân sự cơ quan Bộ Quốc phòng với Viện kiểm sát quân sự Thủ đô Hà Nội và điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của các Viện kiểm sát này là hợp lý, phù hợp với tổ chức các cơ quan Tòa án quân sự trên địa bàn và định hướng cải cách tư pháp của Bộ Chính trị.
Tuy nhiên, để đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nên ban hành Nghị quyết về việc sửa đổi một số điều của Nghị quyết số 386/2003/NQ-UBTVQH11, giao Viện trưởng Viện Viện kiểm sát nhân dân tối cao thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng điều chỉnh thẩm quyền và địa bàn hoạt động Viện kiểm sát quân sự Thủ đô Hà Nội, Viện kiểm sát quân sự quân khu có liên quan và các Viện kiểm sát quân sự khu vực trực thuộc các Viện kiểm sát quân sự nêu trên.
Phiên họp 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc chiều 30/6./.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Ủy ban Quốc phòng An ninh, Ban soạn thảo Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ chỉnh sửa một số nội dung về vũ khí thô sơ, về cấm cá nhân sở hữu vũ khí.
Theo báo cáo giải trình, tiếp thu, phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh đã được chỉnh lý theo hướng tập trung vào vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đang trang bị cho các lực lượng thực thi pháp luật trong lĩnh vực hành chính công vụ của Nhà nước nhằm bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội theo nguyên tắc người được giao sử dụng phương tiện, công cụ đó có quyền gắn liền với nghĩa vụ và trách nhiệm cá nhân. Còn vũ khí hạng nặng, vũ khí hiện đại do Bộ Quốc phòng quản lý thì không điều chỉnh trong Pháp lệnh này.
Đối với vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ còn tồn đọng hoặc lưu hành trái phép trong xã hội thì sau khi Pháp lệnh này có hiệu lực, cơ quan, tổ chức, cá nhân không thuộc đối tượng được trang bị nếu đang có vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ bất kể từ nguồn nào đều phải khai báo, giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Cũng trong chiều 30/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét Tờ trình của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và đồng ý về mặt chủ trương đề nghị thành lập Viện kiểm sát quân sự Thủ đô Hà Nội.
Viện kiểm sát quân sự Thủ đô Hà Nội được đề nghị thành lập trên cơ sở hợp nhất Viện kiểm sát quân sự cơ quan Bộ Quốc phòng và Viện kiểm sát quân sự Thủ đô Hà Nội. Viện trưởng Viện Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cũng thống nhất đề nghị thành lập Viện kiểm sát quân sự khu vực trực thuộc Viện kiểm sát quân sự Thủ đô Hà Nội trên cơ sở hợp nhất Viện kiểm sát quân sự khu vực 1, Viện kiểm sát quân sự khu vực 2 trực thuộc Viện kiểm sát quân sự cơ quan Bộ Quốc phòng và Viện kiểm sát quân sự khu vực trực thuộc Viện kiểm sát quân sự Thủ đô Hà Nội.
Theo Tờ trình, Viện kiểm sát quân sự Thủ đô Hà Nội và Viện kiểm sát quân sự trực thuộc Viện kiểm sát quân sự Thủ đô Hà Nội được giao thực hiện chức năng, nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong Quân đội trên địa bàn Hà Nội và cơ quan Bộ Quốc phòng đóng quân trên địa bàn Hà Nội (trừ Quân chủng Phòng không-không quân và Bộ đội Biên phòng).
Viện kiểm sát quân sự quân khu và các Viện kiểm sát quân sự khu vực trực thuộc các Viện kiểm sát quân sự quân khu được giao thực hiện chức năng, nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong Quân đội tại các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng đóng quân trên địa bàn Quân khu.
Thẩm tra Tờ trình, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng việc tổ chức lại các Viện kiểm sát quân sự trên địa bàn Hà Nội theo hướng thu gọn đầu mối, hợp nhất các Viện kiểm sát quân sự cơ quan Bộ Quốc phòng với Viện kiểm sát quân sự Thủ đô Hà Nội và điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của các Viện kiểm sát này là hợp lý, phù hợp với tổ chức các cơ quan Tòa án quân sự trên địa bàn và định hướng cải cách tư pháp của Bộ Chính trị.
Tuy nhiên, để đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nên ban hành Nghị quyết về việc sửa đổi một số điều của Nghị quyết số 386/2003/NQ-UBTVQH11, giao Viện trưởng Viện Viện kiểm sát nhân dân tối cao thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng điều chỉnh thẩm quyền và địa bàn hoạt động Viện kiểm sát quân sự Thủ đô Hà Nội, Viện kiểm sát quân sự quân khu có liên quan và các Viện kiểm sát quân sự khu vực trực thuộc các Viện kiểm sát quân sự nêu trên.
Phiên họp 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc chiều 30/6./.
Thanh Hòa (TTXVN/Vietnam+)