Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương đối phó với bão số 11

Công điện của Thủ tướng nêu rõ bão số 11 là cơn bão rất mạnh, diễn biến phức tạp, khi đổ bộ vào đất liền có thể gây mưa rất to.
Ngày 13/10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Công điện số 1616/CĐ-TTg vềviệc chỉ đạo đối phó với bão số 11.

Công điện gửi Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố từ Thanh Hóa đến Phú Yên; cácBộ: Quốc phòng, Công an, Giao thông Vận tải, Công Thương, Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Y tế, Thông tin và Truyền thông,Lao động, Thương binh và Xã hội, Ngoại giao, Xây dựng, Giáo dục và Đào tạo, Tàinguyên và Môi trường; Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn; Ban Chỉ đạo Phòng chốnglụt bão Trung ương; Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia; Đài Truyền hình ViệtNam; Đài Tiếng nói Việt Nam; Báo Nhân dân; Thông tấn xã Việt Nam; Văn phòng Quốchội, Văn phòng Chủ tịch nước.

Nội dung công điện nêu rõ bão số 11 là cơn bão rất mạnh, diễn biến phức tạp, dichuyển nhanh hướng về phía quần đảo Hoàng Sa và đất liền Việt Nam. Dự báo khi đổbộ vào đất liền sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, giật cấp 13,cấp14 và có mưa to đến rất to.

Để chủ động đối phó với bão và mưa lũ sau bão, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủtịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương huy động các lựclượng, phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan chỉ đạo quyết liệt, khẩntrương triển khai đồng bộ các biện pháp để phòng, chống bão số 11 nhằm hạn chếthiệt hại do bão, lũ gây ra, nhất là thiệt hại về người và tài sản.

Các tỉnh, thành đình hoãn các cuộc họp để tập trung cao cho công tác phòng,chống bão. Tùy theo diễn biến của bão, chủ động cấm biển và bằng mọi biện phápkêu gọi tất cả tàu thuyền về nơi tránh trú bão; tổ chức, hướng dẫn neo đậu tàuthuyền tại nơi tránh trú đảm bảo an toàn, kiên quyết không để người ở lại tàuthuyền, lồng bè nuôi trồng thủy sản khi bão đổ bộ; có các phương án sơ tán, didời dân ra khỏi vùng ảnh hưởng trực tiếp của bão, những nơi có khả năng ngập sâuvà có nguy cơ cao về lũ quét, sạt lở đất; cử người canh gác tại các khu vựcngầm, tràn, đò ngang, cương quyết không cho đi qua những khu vực nguy hiểm;nghiêm cấm việc vớt củi trong lũ; khẩn trương chằng chống nhà cửa, kho tàng côngtrình; cắt tỉa cành cây bao gồm cả khu vực miền núi; chỉ đạo các trường cho họcsinh nghỉ học tại các địa phương bị ảnh hưởng lớn của bão.

Các tỉnh, thành phố từ Thanh Hóa đến Phú Yên tiếp tục chỉ đạo việc vận hành hồchứa đảm bảo an toàn cho hạ du; kiểm tra phương án thông tin cảnh báo và phươngán sơ tán nhân dân vùng hạ du trước khi xả lũ; thực hiện đóng biển thông báovùng xả lũ và tiến hành thường xuyên hàng năm trước mùa mưa lũ.

Các tỉnh, thành tổ chức các đoàn, phân công cụ thể lãnh đạo tỉnh, các sở, ngànhphụ trách địa bàn từng huyện, xã để thực hiện kiểm tra đôn đốc công tác chuẩn bịđối phó với bão, lũ theo phương châm 4 tại chỗ; công tác chuẩn bị nhu yếu phẩmthiết yếu tại những khu vực có khả năng bị chia cắt.

[Bão số 11 cách bờ biển Quảng Trị-Quảng Ngãi 330km]

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu tráchnhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ khẩncấp nêu trên, đặc biệt đối với các tỉnh đã bị ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão số11, cần rà soát triển khai ngay và kiên quyết không để dân bị đói, rét.

Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Bộ Quốc phòng chỉ đạo Bộ đội Biên phòng, Cảnhsát biển phối hợp với các cơ quan chức năng có trách nhiệm triển khai ngay việckêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh trú bão; rà soát ngay các phương án, chủ độngbố trí lực lượng, phương tiện sẵn sàng thực hiện tìm kiếm cứu nạn và xử lý cáctình huống khẩn cấp do bão số 11 gây ra.

Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo các Đài Thông tin Duyên hải theo dõi chặt chẽ diễnbiến cơn bão số 11 để tiếp nhận, xử lý thông tin kịp thời và thông báo thườngxuyên cho tàu thuyền tránh trú bão an toàn; chỉ đạo triển khai ngay các biệnpháp bảo đảm an toàn tuyệt đối cho hành khách và các phương tiện vận tải, nhấtlà vùng bị ảnh hưởng nặng của bão; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vật tư kịpthời khắc phục hậu quả, bảo đảm giao thông.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia tiếptục theo dõi diễn biến của bão; thường xuyên thông báo cụ thể để chỉ đạo và nhândân biết chủ động phòng tránh.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ đạo rà soát, kiểm tra và triển khaicác biện pháp bảo vệ đê điều, hồ đập thủy lợi; phối hợp với các địa phương ràsoát, thống nhất danh mục các hồ đập nguy hiểm để có biện pháp ứng phó kịp thờikhi có lượng mưa lớn xảy ra; sắp xếp neo đậu tàu thuyền; triển khai các biệnpháp tiêu nước chống úng ngập.

Bộ Công Thương chỉ đạo kiểm tra, có phương án bảo đảm vận hành an toàn các hồthủy điện, hệ thống truyền tải điện, đảm bảo đủ lương thực, thực phẩm dự trữphục vụ nhân dân khi có yêu cầu, đặc biệt là khu vực có khả năng bị chia cắt.

Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan theo dõi sát diễnbiến của bão, có các công hàm cho các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực tạođiều kiện, giúp đỡ cho tàu thuyền và ngư dân tạm tránh trú bão.

Bộ Công an chỉ đạo lực lượng công an các tỉnh bảo đảm an ninh trật tự, an toànvùng bị thiên tai; bố trí lực lượng canh gác, kiểm soát và hướng dẫn giao thôngqua các ngầm, tràn; trường hợp vùng tâm bão có gió mạnh cấp 12 trở lên phảinghiêm cấm các phương tiện tham gia giao thông, đặc biệt các phương tiện chởngười qua lại.

Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, tổ chức và bố trí các lực lượng cố định vàdi động ứng trực tại những khu vực bão, lũ để kịp thời xử lý đảm bảo thông tinliên lạc thông suốt trong mọi tình huống; phối hợp với Bộ Xây dựng, Đài Tiếngnói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam chỉ đạo rà soát tiêu chuẩn xây dựng cộtphát sóng để đầu tư, cải tạo, nâng cấp bảo đảm an toàn khi có bão, lũ xảy ra.

Các bộ, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm chỉđạo, phối hợp, hướng dẫn các địa phương triển khai ngay các phương án đối phóvới bão số 11; đồng thời chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư cầnthiết, kể cả lực lượng dự trữ quốc gia để phối hợp phòng, chống bão và tìm kiếmcứu nạn và khắc phục hậu quả.

Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Nhân dân, Thông tấn xãViệt Nam và các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương tăng thờilượng phát sóng; thường xuyên thông báo diễn biến của bão để các bộ, ngành, địaphương và nhân dân biết, chủ động phòng tránh.

Ban Chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương tổ chức thường trực theo dõi, tổnghợp diễn biến mưa lũ, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện cácbiện pháp đối phó với bão và mưa lũ./.

Thanh Tuấn (TTXVN)

Tin cùng chuyên mục

Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá trên huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận), giúp giảm thiệt hại cho ngư dân. (Ảnh: Nguyễn Thanh/TTXVN)

Huyện đảo Phú Quý - 50 năm sau giải phóng

Qua 50 năm giải phóng, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân huyện đảo cùng nhau vượt qua khó khăn, chung tay xây dựng Phú Quý đạt nhiều thành tựu phát triển, xứng đáng là đảo tiền tiêu của Tổ quốc.

Thế hệ trẻ viết tiếp câu chuyện yêu nước bằng một cách đặc biệt

Thế hệ trẻ viết tiếp câu chuyện yêu nước bằng một cách đặc biệt

Tại một góc nhỏ của Hà Nội, những chiếc sticker, móc khóa, bưu thiếp mang đậm văn hóa Việt đang được tạo ra. Giới trẻ đang viết tiếp câu chuyện yêu nước bằng một cách rất đặc biệt và cụ thể - thông qua việc tìm hiểu, đổi mới và sáng tạo những sản phẩm văn hóa độc đáo của riêng họ.