Ngày 7/1, Bộ Giao thông Vận tải tổ chức Hội nghị công tác năm 2011 - Năm chất lượng công trình giao thông và triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2012
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng biểu dương và đánh giá cao những kết quả khá toàn diện mà ngành giao thông vận tải đã đạt được trong năm 2011, nhất là trong xây dựng kết cấu hạ tầng về giao thông vận tải; vận tải hàng hóa; kết quả trong giảm thiểu tai nạn giao thông, chống ùn tắc giao thông…
Thủ tướng cho rằng kết quả đạt được của ngành là một đóng góp thiết thực vào thành tựu phát triển kinh tế-xã hội chung của đất nước trong bối cảnh hết sức khó khăn do tác động của khủng hoảng, suy thoái toàn cầu năm 2011.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ rõ những tồn tại, hạn chế như tai nạn giao thông vẫn còn nghiêm trọng, việc triển khai các dự án hạ tầng lớn về giao thông chưa theo kịp tiến độ đề ra, nhiều công trình chất lượng thấp, chất lượng quy hoạch chưa cao; công tác quản lý quy hoạch còn yếu kém… là những vấn đề cần được ngành giao thông nghiêm túc nhìn nhận và có giải pháp kiên quyết khắc phục.
Về nhiệm vụ công tác năm 2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị ngành giao thông cần tiếp tục tập trung vào hoàn thiện thể chế, cơ chế nhằm tháo gỡ vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thi công công trình về giải phóng mặt bằng và đấu thầu, nâng cao chất lượng công trình (trách nhiệm chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu), cơ chế để thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư cơ sở hạ tầng… Rà soát, cập nhật lại quy hoạch từ đó xác định, tập trung đầu tư, đẩy mạnh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm, có sức lạn tỏa lớn, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị ngành xây dựng cơ chế, chính sách để tập trung nguồn lực cho đầu tư mở rộng quốc lộ 1, một số tuyến quốc lộ đã xuống cấp do quá tải, các dự án đường cao tốc như Hà Nội-Lào Cai; Hà Nội-Hải Phòng; Hà Nội-Thái Nguyên, cảng Lạch Huyện... Quan tâm tới phát triển vận tải hàng hóa theo hướng hiện đại, giảm chi phí, có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh lớn...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu ngành thực hiện đồng bộ các giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm hạn chế tai nạn giao thông và giảm ùn tắc giao thông nhất là ở các thành phố lớn, phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra là giảm từ 5-10% số vụ tai nạn, số người chết, bị thương do tai nạn giao thông so với năm 2011 trong “Năm an toàn giao thông 2012,” đồng thời tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức của ngành, tập trung chỉ đạo sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu doanh nghiệp, làm tốt chức năng chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp thuộc Bộ.
Tại Hội nghị, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trao Huân chương Độc lập hạng Nhì cho nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng; trao Huân chương Độc lập hạng Ba cho Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Ngô Thịnh Đức; trao các Huân chương Lao động hạng Nhì và hạng Ba, Cờ thi đua của Chính phủ cho các tập thể, cá nhân của ngành giao thông vận tải.
Trong năm 2011, ngành giao thông vận tải đã quyết liệt triển khai các nhiệm vụ đề ra và tiếp tục đạt được những kết quả tích cực trên các lĩnh vực công tác của ngành, nhất là trong công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch về giao thông vận tải; vận tải và dịch vụ; bảo đảm trật tự an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông; công tác đầu tư xây dựng cơ bản; công tác quản lý hạ tầng giao thông; phát triển công nghiệp giao thông vận tải…
Trong năm 2011, công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông và giảm ùn tắc giao thông được Bộ Giao thông Vận tải xác định là nhiệm vụ cấp bách mà toàn ngành phải quyết liệt chỉ đạo triển khai thực hiện.
Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp đề ra, tình hình tai nạn giao thông năm 2011 đã có nhiều chuyển biến tích cực so với năm 2010. Cụ thể, so với cùng kỳ năm 2010, tai nạn giao thông giảm 1.335 vụ (giảm 9,18%), số người chết giảm 3,8%, người bị thương giảm 7,37%.
Hệ thống các quy định pháp luật và quy hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn của ngành về giao thông tiếp tục được được hoàn thiện với chất lượng ngày càng được nâng cao. Hạ tầng giao thông tiếp tục được quan tâm đầu tư phát triển. Nhiều công trình quan trọng đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng kịp thời phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội và đời sống nhân dân...
Trong năm 2012, ngành giao thông vận tải xác định thực hiện một số chỉ tiêu như phấn đấu giải ngân hoàn thành tất cả các nguồn vốn được giao; tiếp tục bố trí để thực hiện các công trình trọng điểm của ngành giao thông vận tải theo kế hoạch 2011-2015. Hoàn thành làm mới, nâng cấp, cải tạo 1.000km đường bộ, 15.000m cầu đường bộ, 230km rào chắn an toàn giao thông đường sắt, 232m cảng biển và 1.930m đê biển. Kiềm chế tai nạn giao thông trên cả 3 tiêu chí, giảm từ 5-10% số vụ tai nạn, số người chết, bị thương do tai nạn giao thông so với năm 2011. Lấy “Năm an toàn giao thông 2012” là năm “Thiết lập kỷ cương trật tự an toàn giao thông trong phạm vi cả nước và chống ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn”…
Về nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2012, ngành giao thông sẽ tập trung hoàn thiện, ban hành và tổ chức triển khai thực hiện các Đề án lớn như “Phát hành công trái đầu tư xây dựng quốc lộ 1”; “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành giao thông vận tải”; “Phát triển vận tải hành khách công bộng bằng xe buýt”… Tập trung xây dựng các dự án luật sửa đổi, bổ sung các luật chuyên ngành như Luật Giao thông đường thủy nội địa, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam…
Ngành huy động tối đa các nguồn lực, tạo các điều kiện thuận lợi nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước, từ nhiều thành phần kinh tế, dưới nhiều hình thức khác nhau…để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Tập trung chỉ đạo các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ các dự án đã có nguồn vốn, các dự án chậm tiến độ, các công trình trọng điểm quốc gia, các dự án quan trọng của ngành….
Ngành cũng tăng cường phối hợp với các địa phương để đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng và triển khai thi công đối với các công trình, dự án. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý ngay những vấn đề vướng mắc liên quan đến tiến độ và chất lượng công trình, xử lý kịp thời những tồn tại về chất lượng, sự cố công trình… Tiếp tục phát triển vận tải theo hướng hiện đại với phân công hợp lý giữa các phương thức vận tải, đẩy mạnh tổ chức vận tải đa phương thức nội địa; tăng cường công tác quản lý vận tải, phân luồng vận tải trên các tuyến quốc lộ; phân luồng vận tải bằng đường sắt, đường thủy để giảm tải cho đường bộ.
Bên cạnh đó, ngành cần triển khai các giải pháp cấp bách giảm ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn như lập lại trật tự, kỷ cương đường phố; bố trí lệch giờ làm việc, học tập trong ngày; tổ chức lại giao thông khoa học, hợp lý, phù hợp với cơ sở hạ tầng giao thông đô thị, phát triển mạnh vận tải hành khách công cộng bàng xe buýt. Thực hiện hiệu quả các giải pháp nhằm giảm thiểu tai nạn, ùn tắc giao thông; công tác tổ chức cán bộ, cải cách hành chính và sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước; công tác thanh tra, kiểm tra và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí../.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng biểu dương và đánh giá cao những kết quả khá toàn diện mà ngành giao thông vận tải đã đạt được trong năm 2011, nhất là trong xây dựng kết cấu hạ tầng về giao thông vận tải; vận tải hàng hóa; kết quả trong giảm thiểu tai nạn giao thông, chống ùn tắc giao thông…
Thủ tướng cho rằng kết quả đạt được của ngành là một đóng góp thiết thực vào thành tựu phát triển kinh tế-xã hội chung của đất nước trong bối cảnh hết sức khó khăn do tác động của khủng hoảng, suy thoái toàn cầu năm 2011.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ rõ những tồn tại, hạn chế như tai nạn giao thông vẫn còn nghiêm trọng, việc triển khai các dự án hạ tầng lớn về giao thông chưa theo kịp tiến độ đề ra, nhiều công trình chất lượng thấp, chất lượng quy hoạch chưa cao; công tác quản lý quy hoạch còn yếu kém… là những vấn đề cần được ngành giao thông nghiêm túc nhìn nhận và có giải pháp kiên quyết khắc phục.
Về nhiệm vụ công tác năm 2012, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị ngành giao thông cần tiếp tục tập trung vào hoàn thiện thể chế, cơ chế nhằm tháo gỡ vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ thi công công trình về giải phóng mặt bằng và đấu thầu, nâng cao chất lượng công trình (trách nhiệm chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu), cơ chế để thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư cơ sở hạ tầng… Rà soát, cập nhật lại quy hoạch từ đó xác định, tập trung đầu tư, đẩy mạnh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm, có sức lạn tỏa lớn, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị ngành xây dựng cơ chế, chính sách để tập trung nguồn lực cho đầu tư mở rộng quốc lộ 1, một số tuyến quốc lộ đã xuống cấp do quá tải, các dự án đường cao tốc như Hà Nội-Lào Cai; Hà Nội-Hải Phòng; Hà Nội-Thái Nguyên, cảng Lạch Huyện... Quan tâm tới phát triển vận tải hàng hóa theo hướng hiện đại, giảm chi phí, có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh lớn...
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu ngành thực hiện đồng bộ các giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm hạn chế tai nạn giao thông và giảm ùn tắc giao thông nhất là ở các thành phố lớn, phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra là giảm từ 5-10% số vụ tai nạn, số người chết, bị thương do tai nạn giao thông so với năm 2011 trong “Năm an toàn giao thông 2012,” đồng thời tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức của ngành, tập trung chỉ đạo sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu doanh nghiệp, làm tốt chức năng chủ sở hữu đối với các doanh nghiệp thuộc Bộ.
Tại Hội nghị, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã trao Huân chương Độc lập hạng Nhì cho nguyên Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng; trao Huân chương Độc lập hạng Ba cho Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Ngô Thịnh Đức; trao các Huân chương Lao động hạng Nhì và hạng Ba, Cờ thi đua của Chính phủ cho các tập thể, cá nhân của ngành giao thông vận tải.
Trong năm 2011, ngành giao thông vận tải đã quyết liệt triển khai các nhiệm vụ đề ra và tiếp tục đạt được những kết quả tích cực trên các lĩnh vực công tác của ngành, nhất là trong công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch về giao thông vận tải; vận tải và dịch vụ; bảo đảm trật tự an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông; công tác đầu tư xây dựng cơ bản; công tác quản lý hạ tầng giao thông; phát triển công nghiệp giao thông vận tải…
Trong năm 2011, công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông và giảm ùn tắc giao thông được Bộ Giao thông Vận tải xác định là nhiệm vụ cấp bách mà toàn ngành phải quyết liệt chỉ đạo triển khai thực hiện.
Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp đề ra, tình hình tai nạn giao thông năm 2011 đã có nhiều chuyển biến tích cực so với năm 2010. Cụ thể, so với cùng kỳ năm 2010, tai nạn giao thông giảm 1.335 vụ (giảm 9,18%), số người chết giảm 3,8%, người bị thương giảm 7,37%.
Hệ thống các quy định pháp luật và quy hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn của ngành về giao thông tiếp tục được được hoàn thiện với chất lượng ngày càng được nâng cao. Hạ tầng giao thông tiếp tục được quan tâm đầu tư phát triển. Nhiều công trình quan trọng đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng kịp thời phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội và đời sống nhân dân...
Trong năm 2012, ngành giao thông vận tải xác định thực hiện một số chỉ tiêu như phấn đấu giải ngân hoàn thành tất cả các nguồn vốn được giao; tiếp tục bố trí để thực hiện các công trình trọng điểm của ngành giao thông vận tải theo kế hoạch 2011-2015. Hoàn thành làm mới, nâng cấp, cải tạo 1.000km đường bộ, 15.000m cầu đường bộ, 230km rào chắn an toàn giao thông đường sắt, 232m cảng biển và 1.930m đê biển. Kiềm chế tai nạn giao thông trên cả 3 tiêu chí, giảm từ 5-10% số vụ tai nạn, số người chết, bị thương do tai nạn giao thông so với năm 2011. Lấy “Năm an toàn giao thông 2012” là năm “Thiết lập kỷ cương trật tự an toàn giao thông trong phạm vi cả nước và chống ùn tắc giao thông ở các thành phố lớn”…
Về nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2012, ngành giao thông sẽ tập trung hoàn thiện, ban hành và tổ chức triển khai thực hiện các Đề án lớn như “Phát hành công trái đầu tư xây dựng quốc lộ 1”; “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành giao thông vận tải”; “Phát triển vận tải hành khách công bộng bằng xe buýt”… Tập trung xây dựng các dự án luật sửa đổi, bổ sung các luật chuyên ngành như Luật Giao thông đường thủy nội địa, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam…
Ngành huy động tối đa các nguồn lực, tạo các điều kiện thuận lợi nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước, từ nhiều thành phần kinh tế, dưới nhiều hình thức khác nhau…để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Tập trung chỉ đạo các chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ các dự án đã có nguồn vốn, các dự án chậm tiến độ, các công trình trọng điểm quốc gia, các dự án quan trọng của ngành….
Ngành cũng tăng cường phối hợp với các địa phương để đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng và triển khai thi công đối với các công trình, dự án. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý ngay những vấn đề vướng mắc liên quan đến tiến độ và chất lượng công trình, xử lý kịp thời những tồn tại về chất lượng, sự cố công trình… Tiếp tục phát triển vận tải theo hướng hiện đại với phân công hợp lý giữa các phương thức vận tải, đẩy mạnh tổ chức vận tải đa phương thức nội địa; tăng cường công tác quản lý vận tải, phân luồng vận tải trên các tuyến quốc lộ; phân luồng vận tải bằng đường sắt, đường thủy để giảm tải cho đường bộ.
Bên cạnh đó, ngành cần triển khai các giải pháp cấp bách giảm ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn như lập lại trật tự, kỷ cương đường phố; bố trí lệch giờ làm việc, học tập trong ngày; tổ chức lại giao thông khoa học, hợp lý, phù hợp với cơ sở hạ tầng giao thông đô thị, phát triển mạnh vận tải hành khách công cộng bàng xe buýt. Thực hiện hiệu quả các giải pháp nhằm giảm thiểu tai nạn, ùn tắc giao thông; công tác tổ chức cán bộ, cải cách hành chính và sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước; công tác thanh tra, kiểm tra và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí../.
Thiện Thuật (TTXVN/Vietnam+)