Thủ tướng dự các cuộc gặp bên lề hội nghị hạt nhân

Bên lề Hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có các cuộc gặp với Thủ tướng Pháp, Bộ trưởng Ngoại giao Đức và Hà Lan.
Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 26/3, tại Trung tâm Hội nghị vàTriển lãm ở thủ đô Seoul, Tổng thống Hàn Quốc LeeMyung Bak đã đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng hơn 50 nguyên thủ,người đứng đầu chính phủ các quốc gia đến tham dự Hội nghị Thượng đỉnhAn ninh hạt nhân lần thứ 2.

Bên lề hội nghị, Thủ tướng NguyễnTấn Dũng đã gặp Thủ tướng Pháp Francois Fillon, Bộtrưởng Ngoại giao Đức Guido Westerwelle và Bộ trưởngNgoại giao Hà Lan Uri Rosenthal.

Tại cuộc gặpThủ tướng Pháp Francois Fillon, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vuimừng nhận thấy quan hệ hữu nghị, truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữaViệt Nam và Pháp phát triển tốt đẹp, tiến tới thiết lập quan hệ đối tácchiến lược.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Francois Fillon nhất trí hai nước tăng cường trao đổi đoàn cấp cao trong năm2012-2013 và tích cực phối hợp tổ chức các sự kiện kỷ niệm 40 năm thiếtlập quan hệ ngoại giao trong năm 2013. Hai bên cũng nhất trí tăng cườnghơn nữa hợp tác kinh tế để tương xứng với tiềm năng và mong muốn của hainước, đặc biệt trong các lĩnh vực ưu tiên như năng lượng, hàng không vũtrụ, hạ tầng giao thông, giáo dục-đào tạo…

Thủ tướng NguyễnTấn Dũng cảm ơn Chính phủ Pháp đã tài trợ 100 triệu euro xây dựngvà đưa vào hoạt động trường Đại học Khoa học Công nghệ Hà Nội, coi đâylà biểu tượng quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước.

Thủ tướng Francois Fillon thông báo sẽ tăng học bổng thạc sỹ và tiến sỹ, tăngcường đào tạo đội ngũ giáo viên giảng dạy cho trường Đại học này.

Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ ý định của Việt Namđăng cai tổ chức Hội nghị cấp cao Pháp ngữ năm 2014; Thủ tướng Francois Fillon khẳng định Pháp ủng hộ Việt Nam đăng cai tổ chức hội nghị, sẵnsàng hỗ trợ cho công tác tổ chức và nhất trí giao Bộ Ngoại giao hai nướcthảo luận cụ thể về vấn đề này.

Tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Đức Guido Westerwelle, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chia buồn về việc Đại sứ Đứctại Hà Nội Claus Wunderlich đột ngột qua đời, đánhgiá cao sự đóng góp tích cực của Đại sứ trong việc thúc đẩy xây dựngquan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Đức trong thời gian công tác ngắncủa mình và mong Đức sớm cử người kế nhiệm để thúc đẩy quan hệ hai nước.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng Ngoại giao Guido Westerwelle nhấttrí hai nước cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ triển khai hiệu quả các dựán và thỏa thuận nêu trong Tuyên bố chung Hà Nội về việc thiết lập quanhệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Đức và Kế hoạch hành động chiến lược.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cảm ơn Chính phủ Đức duy trì cung cấp ODAcho Việt Nam; đánh giá cao hiệu quả các dự án do Đức tài trợ cho ViệtNam trong các lĩnh vực môi trường, phát triển bền vững, y tế; đề nghịChính phủ và Bộ Ngoại giao Đức tiếp tục ủng hộ ưu tiên ODA cho Việt Namtrong thời gian tới.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng Ngoại giao Guido Westerwelle đánh giá cao hiệu quả của dự án Đại học Việt-Đức. Bộtrưởng Ngoại giaoGuido Westerwelle đề nghị các cơ quan liên quan hai bêntrao đổi kỹ hơn về khả năng đồng tài trợ cho Đại học Việt-Đức của haiChính phủ.

Trao đổi với Bộ trưởng Ngoại giao Hà Lan Uri Rosenthal, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết vẫn giữ ấn tượng hết sứctốt đẹp về đất nước Hà Lan trong chuyến thăm chính thức Vương quốc HàLan hồi tháng 9/2011.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng Ngoại giao Uri Rosenthal cùng bày tỏ vui mừng về sự phát triển tốt đẹp của quan hệgiữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế-thương mại-đầu tư, hợp tác phát triển, giáo dục, đặc biệt là ưu tiên hợp tác hàngđầu trong lĩnh vực thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý nước mà HàLan là đối tác chiến lược của Việt Nam.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánhgiá cao kinh nghiệm của Hà Lan trong lĩnh vực này và cám ơn Giáo sưVơman đã nhận lời làm Cố vấn cho Chương trình Mục tiêu Quốc gia ứng phóvới biến đổi khí hậu của Việt Nam. Bộ trưởng Ngoại giao Uri Rosenthalkhẳng định cam kết của Chính phủ Hà Lan hỗ trợ Việt Nam xây dựng nănglực về luật quốc tế, đặc biệt là luật biển, và sẽ sớm khởi động quátrình tuyển chọn ứng cử viên Việt Nam sang Hà Lan học tập, nghiên cứu vềluật biển./.

(TTXVN)

Tin cùng chuyên mục

Bản đồ Hà Nội. (Nguồn: Hanoi.gov.vn)

Lịch sử Hà Nội - Nghìn năm ký ức kinh thành Thăng Long

Nằm ở trung tâm của đồng bằng sông Hồng, Thăng Long-Hà Nội được xem là vùng đất “địa linh-nhân kiệt,” nơi hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để trở thành trung tâm văn hóa-kinh tế-chính trị của cả nước.