Phát biểu tại quốc hội, Thủ tướng Hungary Viktor Orban cảnh báo với diễn biến của cuộc khủng hoảng nợ tại khu vực đồng euro (Eurozone) hiện nay, năm 2012 sẽ thực sự là một "cơn giông tố lớn" không chỉ đối với châu Âu mà với cả quốc gia này.
Kết thúc cuộc họp cuối tuần trước, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định soạn thảo một Hiệp ước tài chính dựa trên các hiệp ước liên chính phủ, chỉ áp dụng cho Eurozone và những nước tham gia công ước này.
Trong tuyên bố chung của hội nghị, trừ Anh, tất cả các quốc gia thuộc EU đều đồng ý về nguyên tắc trong việc tham gia hiệp ước mới. Tuy nhiên, hội nghị vẫn chưa đưa ra được một kế hoạch triệt để, để giải quyết "núi nợ" tại Eurozone.
Ông Orban cho biết sẽ đề nghị ủy ban phụ trách các vấn đề châu Âu của Quốc hội Hungary nhanh chóng xem xét hiệp ước tài chính, để các nghị sỹ có thể thảo luận về việc Hungary có nên tham gia hiệp ước này hay không.
Trước đó, ông Orban đã hạ dự đoán về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hungary từ 0,5%-1% xuống 0,5% hoặc thấp hơn.
Hồi tháng 11/2011, Tổ chức các nước Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự đoán kinh tế Hungary sẽ rơi vào suy thoái nhẹ với mức suy giảm kinh tế 0,6%, do các biện pháp "khắc khổ" của chính phủ, sự "thờ ơ" của các ngân hàng trong lĩnh vực cho vay và tình trạng mất lòng tin của thị trường.
Tháng 10/2009, Hungary trở thành thành viên đầu tiên của EU xin trợ giúp từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để tránh nguy cơ vỡ nợ, song từ khi nhậm chức Thủ tướng, ông Orban đã tạm ngưng mọi cuộc đàm phán với cơ quan quốc tế này.
Tháng trước, bất chấp sự phản đối của ông Orban, các thành viên Chính phủ Hungary vẫn đề xuất xin trợ giúp từ IMF và EU, sau khi đồng nội tệ của nước này rơi xuống mức thấp kỷ lục so với đồng euro. Sức ép đối với Budapest càng lớn khi tổ chức đánh giá tài chính Moody's hạ bậc xếp hạng tín dụng của Hungary xuống mức "đồng nát."
Trước tình hình này, ngày 12/12, Thủ tướng Orban đã thay đổi quan điểm và tuyên bố: "Để bảo vệ chúng ta khỏi tác động của cuộc khủng hoảng nợ, Hungary cần một mạng lưới an toàn và không có giải pháp nào tốt hơn là viện đến sự trợ giúp của IMF"./.
Kết thúc cuộc họp cuối tuần trước, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã quyết định soạn thảo một Hiệp ước tài chính dựa trên các hiệp ước liên chính phủ, chỉ áp dụng cho Eurozone và những nước tham gia công ước này.
Trong tuyên bố chung của hội nghị, trừ Anh, tất cả các quốc gia thuộc EU đều đồng ý về nguyên tắc trong việc tham gia hiệp ước mới. Tuy nhiên, hội nghị vẫn chưa đưa ra được một kế hoạch triệt để, để giải quyết "núi nợ" tại Eurozone.
Ông Orban cho biết sẽ đề nghị ủy ban phụ trách các vấn đề châu Âu của Quốc hội Hungary nhanh chóng xem xét hiệp ước tài chính, để các nghị sỹ có thể thảo luận về việc Hungary có nên tham gia hiệp ước này hay không.
Trước đó, ông Orban đã hạ dự đoán về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hungary từ 0,5%-1% xuống 0,5% hoặc thấp hơn.
Hồi tháng 11/2011, Tổ chức các nước Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự đoán kinh tế Hungary sẽ rơi vào suy thoái nhẹ với mức suy giảm kinh tế 0,6%, do các biện pháp "khắc khổ" của chính phủ, sự "thờ ơ" của các ngân hàng trong lĩnh vực cho vay và tình trạng mất lòng tin của thị trường.
Tháng 10/2009, Hungary trở thành thành viên đầu tiên của EU xin trợ giúp từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để tránh nguy cơ vỡ nợ, song từ khi nhậm chức Thủ tướng, ông Orban đã tạm ngưng mọi cuộc đàm phán với cơ quan quốc tế này.
Tháng trước, bất chấp sự phản đối của ông Orban, các thành viên Chính phủ Hungary vẫn đề xuất xin trợ giúp từ IMF và EU, sau khi đồng nội tệ của nước này rơi xuống mức thấp kỷ lục so với đồng euro. Sức ép đối với Budapest càng lớn khi tổ chức đánh giá tài chính Moody's hạ bậc xếp hạng tín dụng của Hungary xuống mức "đồng nát."
Trước tình hình này, ngày 12/12, Thủ tướng Orban đã thay đổi quan điểm và tuyên bố: "Để bảo vệ chúng ta khỏi tác động của cuộc khủng hoảng nợ, Hungary cần một mạng lưới an toàn và không có giải pháp nào tốt hơn là viện đến sự trợ giúp của IMF"./.
Trà My (TTXVN/Vietnam+)