Ngày 20/6, lãnh đạo Đảng Dân chủ Mới theo đường lối bảo thủ, ông Antonis Samaras đã chính thức được tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Hy Lạp trước Tổng thống Carolos Papoulias tại dinh tổng thống.
Ông Samaras, 61 tuổi, cựu Ngoại trưởng Hy Lạp, đã cam kết duy trì vị thế thành viên của Hy Lạp trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Lễ tuyên thệ nhậm chức thủ tướng của ông Samaras diễn ra ngay sau khi các chính đảng ủng hộ kế hoạch "thắt lưng buộc bụng" trong Quốc hội mới được bầu của Hy Lạp đã ký thỏa thuận thành lập chính phủ liên hiệp với quyết tâm xem xét lại thỏa thuận nhận cứu trợ từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), đồng thời đưa nước này thoát khỏi tình trạng suy thoái kinh tế.
[Các đảng Hy Lạp đạt thỏa thuận thành lập chính phủ]
Phát biểu với báo giới tại thủ đô Athens, Chủ tịch đảng Pasok về thứ ba Evangelos Venizelos xác nhận Hy Lạp đã có chính phủ mới.
Dự kiến thành phần chính phủ sẽ sớm được công bố và 3 đảng tham gia chính phủ liên hiệp gồm ND, Pasok và đảng Dân chủ Cánh tả sẽ "chia sẻ trách nhiệm tập thể."
Ông Venizelos cho biết tại Hội nghị thượng đỉnh EU dự kiến vào tuần tới, chính phủ mới của Hy Lạp sẽ bắt đầu "trận chiến lớn" nhằm xem xét lại kế hoạch vay mượn và thương lượng một khuôn khổ sao cho Athens có thể thúc đẩy đà phục hồi kinh tế song song với chống thất nghiệp, những vấn đề từng là nguyên dẫn đến thất bại trong thành lập chính phủ mới sau cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn đầu tháng này, buộc Hy lạp phải bầu lại cơ quan lập pháp.
Ông Venizelos khẳng định ưu tiên hàng đầu của chính phủ mới là nối lại các cuộc tiếp xúc với các nhà kiểm toán quốc tế và giành lại các khoản cứu trợ đã bị đình hoãn sau cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn ngày 5/6 vừa qua.
Hiện tại, một số nước đóng góp cho quỹ cứu trợ của EU như Đức tuyên bố chỉ sẵn sàng dành cho Hy Lạp thêm thời gian để đáp ứng mục tiêu cắt giảm thâm hụt ngân sách để được nhận cứu trợ, chứ không đồng ý thay đổi các điều kiện trong gói cứu trợ thứ hai trị giá 130 tỷ euro đã nhất trí với Athens tháng Hai vừa qua.
Theo Đài truyền hình nhà nước, Chủ tịch Ngân hàng quốc gia Hy Lạp Vassilis Rapanos, cựu giáo sư kinh tế từng là thành viên chính phủ khi Hy Lạp gia nhập Khu vực đồng euro năm 2001, có thể làm bộ trưởng tài chính.
Sau cuộc bầu cử lại cơ quan lập pháp Hy Lạp, ND giành 129 ghế trong Quốc hội 300 thành viên, bao gồm 50 ghế dành cho đảng về nhất. Đảng Syriza phản đối kế hoạch "thắt lưng buộc bụng" chiếm 71 ghế, Pasok 33 ghế và đảng Dân chủ Cánh tả 17 ghế. Với kết quả này, chính phủ liên hiệp tạo thành liên minh đa số quá bán tới 29 ghế để thông qua những kế hoạch có thể gây tranh cãi./.
Ông Samaras, 61 tuổi, cựu Ngoại trưởng Hy Lạp, đã cam kết duy trì vị thế thành viên của Hy Lạp trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Lễ tuyên thệ nhậm chức thủ tướng của ông Samaras diễn ra ngay sau khi các chính đảng ủng hộ kế hoạch "thắt lưng buộc bụng" trong Quốc hội mới được bầu của Hy Lạp đã ký thỏa thuận thành lập chính phủ liên hiệp với quyết tâm xem xét lại thỏa thuận nhận cứu trợ từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), đồng thời đưa nước này thoát khỏi tình trạng suy thoái kinh tế.
[Các đảng Hy Lạp đạt thỏa thuận thành lập chính phủ]
Phát biểu với báo giới tại thủ đô Athens, Chủ tịch đảng Pasok về thứ ba Evangelos Venizelos xác nhận Hy Lạp đã có chính phủ mới.
Dự kiến thành phần chính phủ sẽ sớm được công bố và 3 đảng tham gia chính phủ liên hiệp gồm ND, Pasok và đảng Dân chủ Cánh tả sẽ "chia sẻ trách nhiệm tập thể."
Ông Venizelos cho biết tại Hội nghị thượng đỉnh EU dự kiến vào tuần tới, chính phủ mới của Hy Lạp sẽ bắt đầu "trận chiến lớn" nhằm xem xét lại kế hoạch vay mượn và thương lượng một khuôn khổ sao cho Athens có thể thúc đẩy đà phục hồi kinh tế song song với chống thất nghiệp, những vấn đề từng là nguyên dẫn đến thất bại trong thành lập chính phủ mới sau cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn đầu tháng này, buộc Hy lạp phải bầu lại cơ quan lập pháp.
Ông Venizelos khẳng định ưu tiên hàng đầu của chính phủ mới là nối lại các cuộc tiếp xúc với các nhà kiểm toán quốc tế và giành lại các khoản cứu trợ đã bị đình hoãn sau cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn ngày 5/6 vừa qua.
Hiện tại, một số nước đóng góp cho quỹ cứu trợ của EU như Đức tuyên bố chỉ sẵn sàng dành cho Hy Lạp thêm thời gian để đáp ứng mục tiêu cắt giảm thâm hụt ngân sách để được nhận cứu trợ, chứ không đồng ý thay đổi các điều kiện trong gói cứu trợ thứ hai trị giá 130 tỷ euro đã nhất trí với Athens tháng Hai vừa qua.
Theo Đài truyền hình nhà nước, Chủ tịch Ngân hàng quốc gia Hy Lạp Vassilis Rapanos, cựu giáo sư kinh tế từng là thành viên chính phủ khi Hy Lạp gia nhập Khu vực đồng euro năm 2001, có thể làm bộ trưởng tài chính.
Sau cuộc bầu cử lại cơ quan lập pháp Hy Lạp, ND giành 129 ghế trong Quốc hội 300 thành viên, bao gồm 50 ghế dành cho đảng về nhất. Đảng Syriza phản đối kế hoạch "thắt lưng buộc bụng" chiếm 71 ghế, Pasok 33 ghế và đảng Dân chủ Cánh tả 17 ghế. Với kết quả này, chính phủ liên hiệp tạo thành liên minh đa số quá bán tới 29 ghế để thông qua những kế hoạch có thể gây tranh cãi./.
(TTXVN)