Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP) Shinzo Abe sẽ chính thức nhận nhiệm sở trên cương vị Thủ tướng Nhật Bản vào chiều 26/12. Chính phủ Nhật Bản nhiệm kỳ tới đặt ưu tiên hàng đầu là khắc phục tình trạng trì trệ kéo dài lâu nay của kinh tế Nhật Bản.
Ông Abe, người lãnh đạo LDP đi đến chiến thắng vang dội tại cuộc tổng tuyển cử hôm 16/12, sẽ thành lập một nội các mới với các nhân vật thân cận với ông sau khi quốc hội chính thức bổ nhiệm ông là vị thủ tướng thứ 7 trong vòng 6 năm qua tại phiên họp đặc biệt diễn ra vào chiều nay.
Sau khi được Hạ viện bỏ phiếu - nơi mà 2/3 số ghế thuộc về LDP và đồng minh của đảng này, đảng Quốc dân mới (NKP), thượng viện Nhật Bản, cơ quan ít quyền lực hơn nhưng LDP chưa hội đủ đa số, sẽ lựa chọn ông Abe, 58 tuổi, làm người thay thế Thủ tướng vừa từ chức Yoshihiko Noda của đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ).
Với nỗ lực khởi động nền kinh tế bị suy thoái với tên gọi mới “Abenomics,” một loạt các chính sách mà ông Abe đề ra từ mục tiêu lạm phát cao hơn và nới lỏng tiền tệ không giới hạn đến các gói chi tiêu công khổng lồ, vị Thủ tướng tương lai quyết định sẽ dành vị trí Bộ trưởng Tài chính cho cựu Thủ tướng Taro Aso, người từng đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009 với những gói kích thích tài chính hết sức táo bạo.
Với kỳ vọng thực hiện các chương trình tài chính và tài khóa một cách hiệu quả nhằm giải quyết vấn đề giảm phát kinh niên của Nhật Bản, ông Aso, 72 tuổi, sẽ phải cùng lúc kiêm nhiệm nhiều cương vị như Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính và Bộ trưởng Dịch vụ tài chính.
Nhiều vị trí khác cũng sẽ được giao cho các thành viên cũ của Nội các Nhật Bản, những nhân vật từng nắm giữ các bộ chức năng, đảm nhiệm trước khi DPJ lên nắm quyền hồi năm 2009. Cụ thể, cựu Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Akira Amari có khả năng sẽ trở thành Bộ trưởng phụ trách Tái thiết kinh tế, một chức vụ mới do ông Abe lập nên.
Cựu Bộ trưởng Dịch vụ tài chính Toshimitsu Motegi sẽ là Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp. Ông Motegi sẽ là người thực hiện chính sách năng lượng tương lai của Nhật Bản sau thảm hoạ hạt nhân Fukushima hồi năm 2011.
Với một số những thành tựu đạt được trong lĩnh vực kinh tế, Chủ tịch LDP Abe - từng giữ cương vị Thủ tướng một năm cho đến khi ông đột ngột từ chức hồi tháng 9/2007 vì lý do sức khỏe, đang cố gắng đảm bảo một chiến thắng vững chắc cho LDP tại cuộc bầu cử Thượng viện vào mùa Hè tới.
Chủ tịch Abe sẽ là người thứ hai với hai lần làm thủ tướng kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai sau cố Thủ tướng Shigeru Yoshida hồi thập niên 1940 và 1950. Vị Thủ tướng tương lai hy vọng sẽ tạo thế đứng vững chắc cho chính quyền của ông nhằm theo đuổi nhiều chính sách quan trọng khác trong cuộc vận động tranh cử Hạ viện thời gian qua, trong đó có cả việc sửa đổi bản Hiến pháp hoà bình của Nhật Bản.
Kể từ khi Hạ viện giải tán hôm 16/11, Chủ tịch LDP Abe đã thúc giục Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) đặt mục tiêu lạm phát 2% và tiến hành các biện pháp nới lỏng tiền tệ nhằm giải quyết tình trạng giảm phát và kiềm chế đồng yên tăng giá.
Với những vấn đề an ninh ở Đông Á, Thủ tướng tương lai Abe cam kết tăng cường quan hệ Nhật-Mỹ và tạo cho Tokyo có quyền phòng vệ tập thể với Oasinhtơn, vốn bị cấm theo cách hiểu lâu nay của chính phủ Nhật Bản về Hiến pháp.
Ông Abe quyết định bổ nhiệm cựu Bộ trưởng phụ trách các vấn đề liên quan đến Okinawa Fumio Kishida làm Bộ trưởng Ngoại giao và tin tưởng rằng việc tạo ra đột phá trong vấn đề tái bố trí Căn cứ Không quân Futenma của lính thuỷ đánh bộ Mỹ ở tỉnh cực Nam của nước này sẽ có vai trò quan trọng để tăng cường liên minh giữa Tokyo và Washington.
Ông Abe cho rằng mối quan hệ giữa Nhật Bản với Mỹ bị xói mòn là do chưa đạt được tiến triển trong vấn đề tái bố trí căn cứ không quân này dưới thời DPJ lãnh đạo. Đối với chức Bộ trưởng Quốc phòng, ông Abe sẽ dành vị trí đứng đầu quân đội cho ông Itsunori Onodera, người từng giữ chức Thứ trưởng Ngoại giao cấp cao dưới chính quyền trước đây do ông lãnh đạo./.
Ông Abe, người lãnh đạo LDP đi đến chiến thắng vang dội tại cuộc tổng tuyển cử hôm 16/12, sẽ thành lập một nội các mới với các nhân vật thân cận với ông sau khi quốc hội chính thức bổ nhiệm ông là vị thủ tướng thứ 7 trong vòng 6 năm qua tại phiên họp đặc biệt diễn ra vào chiều nay.
Sau khi được Hạ viện bỏ phiếu - nơi mà 2/3 số ghế thuộc về LDP và đồng minh của đảng này, đảng Quốc dân mới (NKP), thượng viện Nhật Bản, cơ quan ít quyền lực hơn nhưng LDP chưa hội đủ đa số, sẽ lựa chọn ông Abe, 58 tuổi, làm người thay thế Thủ tướng vừa từ chức Yoshihiko Noda của đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ).
Với nỗ lực khởi động nền kinh tế bị suy thoái với tên gọi mới “Abenomics,” một loạt các chính sách mà ông Abe đề ra từ mục tiêu lạm phát cao hơn và nới lỏng tiền tệ không giới hạn đến các gói chi tiêu công khổng lồ, vị Thủ tướng tương lai quyết định sẽ dành vị trí Bộ trưởng Tài chính cho cựu Thủ tướng Taro Aso, người từng đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009 với những gói kích thích tài chính hết sức táo bạo.
Với kỳ vọng thực hiện các chương trình tài chính và tài khóa một cách hiệu quả nhằm giải quyết vấn đề giảm phát kinh niên của Nhật Bản, ông Aso, 72 tuổi, sẽ phải cùng lúc kiêm nhiệm nhiều cương vị như Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính và Bộ trưởng Dịch vụ tài chính.
Nhiều vị trí khác cũng sẽ được giao cho các thành viên cũ của Nội các Nhật Bản, những nhân vật từng nắm giữ các bộ chức năng, đảm nhiệm trước khi DPJ lên nắm quyền hồi năm 2009. Cụ thể, cựu Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Akira Amari có khả năng sẽ trở thành Bộ trưởng phụ trách Tái thiết kinh tế, một chức vụ mới do ông Abe lập nên.
Cựu Bộ trưởng Dịch vụ tài chính Toshimitsu Motegi sẽ là Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp. Ông Motegi sẽ là người thực hiện chính sách năng lượng tương lai của Nhật Bản sau thảm hoạ hạt nhân Fukushima hồi năm 2011.
Với một số những thành tựu đạt được trong lĩnh vực kinh tế, Chủ tịch LDP Abe - từng giữ cương vị Thủ tướng một năm cho đến khi ông đột ngột từ chức hồi tháng 9/2007 vì lý do sức khỏe, đang cố gắng đảm bảo một chiến thắng vững chắc cho LDP tại cuộc bầu cử Thượng viện vào mùa Hè tới.
Chủ tịch Abe sẽ là người thứ hai với hai lần làm thủ tướng kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai sau cố Thủ tướng Shigeru Yoshida hồi thập niên 1940 và 1950. Vị Thủ tướng tương lai hy vọng sẽ tạo thế đứng vững chắc cho chính quyền của ông nhằm theo đuổi nhiều chính sách quan trọng khác trong cuộc vận động tranh cử Hạ viện thời gian qua, trong đó có cả việc sửa đổi bản Hiến pháp hoà bình của Nhật Bản.
Kể từ khi Hạ viện giải tán hôm 16/11, Chủ tịch LDP Abe đã thúc giục Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) đặt mục tiêu lạm phát 2% và tiến hành các biện pháp nới lỏng tiền tệ nhằm giải quyết tình trạng giảm phát và kiềm chế đồng yên tăng giá.
Với những vấn đề an ninh ở Đông Á, Thủ tướng tương lai Abe cam kết tăng cường quan hệ Nhật-Mỹ và tạo cho Tokyo có quyền phòng vệ tập thể với Oasinhtơn, vốn bị cấm theo cách hiểu lâu nay của chính phủ Nhật Bản về Hiến pháp.
Ông Abe quyết định bổ nhiệm cựu Bộ trưởng phụ trách các vấn đề liên quan đến Okinawa Fumio Kishida làm Bộ trưởng Ngoại giao và tin tưởng rằng việc tạo ra đột phá trong vấn đề tái bố trí Căn cứ Không quân Futenma của lính thuỷ đánh bộ Mỹ ở tỉnh cực Nam của nước này sẽ có vai trò quan trọng để tăng cường liên minh giữa Tokyo và Washington.
Ông Abe cho rằng mối quan hệ giữa Nhật Bản với Mỹ bị xói mòn là do chưa đạt được tiến triển trong vấn đề tái bố trí căn cứ không quân này dưới thời DPJ lãnh đạo. Đối với chức Bộ trưởng Quốc phòng, ông Abe sẽ dành vị trí đứng đầu quân đội cho ông Itsunori Onodera, người từng giữ chức Thứ trưởng Ngoại giao cấp cao dưới chính quyền trước đây do ông lãnh đạo./.
Hữu Thắng/Tokyo (Vietnam+).