Chiến dịch AIDS thế giới của Liên hợp quốc đã thúc đẩy tầm nhìn “Getting to Zero" vào năm 2015 hướng tới mục tiêu ba KHÔNG: KHÔNG còn người nhiễm HIV mới, KHÔNG còn người tử vong do AIDS và KHÔNG còn kỳ thị, phân biệt đối xử liên quan tới HIV/AIDS.
Giám đốc khu vực châu Phi của Chiến dịch AIDS thế giới, bà Linda Mafu, nhấn mạnh chủ đề “Getting to Zero” là chương trình nghị sự tổng thể nhằm phòng chống căn bệnh thế kỷ trong những năm tới. Nhưng tùy khu vực mà trọng tâm sẽ khác nhau, như châu Phi chọn trọng tâm là “Không còn người tử vong do AIDS.”
Mỗi khu vực có thể phát huy khả năng sáng tạo độc đáo của mình để mọi người dân nhận thức được rằng “Getting to Zero” là cần thiết. HIV/AIDS, một trong những cuộc khủng hoảng y tế lớn nhất đương đại, là vấn đề trọng tâm trong chương trình nghị sự của cộng đồng y tế toàn cầu.
Phó Giám đốc điều hành Chương trình chung của Liên hợp quốc về HIV/AIDS, Paul De Lay, nhấn mạnh các tiến bộ khoa học ngày nay đã tạo ra những thay đổi căn bản trong ngăn chặn và điều trị căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Điều quan trọng là tăng cường phản ứng của cộng đồng thế giới đối với các bệnh lây nhiễm để cứu hàng triệu người.
Trong công cuộc phòng chống HIV/AIDS, trong 30 năm qua, khi trường hợp HIV/AIDS đầu tiên được phát hiện, các nền tảng dịch vụ chuyên môn, công tác thông tin, phản ứng của cộng đồng đã phát triển và đạt được một số thành công nhất định.
Theo số liệu của Liên hợp quốc, trên thế giới hiện có 34 triệu người đã nhiễm virus HIV/AIDS. Nhu cầu khẩn cấp hòa nhập dịch bệnh thế kỷ này với các dịch vụ y tế khác đã được nhấn mạnh song hành với tầm quan trọng của việc hàng tỷ người được tiếp cận các dịch vụ y tế một cách bền vững và toàn diện.
Năm 1998, Liên hợp quốc quyết định lấy ngày 1/12 hàng năm làm Ngày Thế giới phòng chống AIDS để tôn vinh những người có công trong cuộc chiến chống căn bệnh thế kỷ và tưởng niệm hàng triệu người đã bị chết vì HIV/AIDS./.
Giám đốc khu vực châu Phi của Chiến dịch AIDS thế giới, bà Linda Mafu, nhấn mạnh chủ đề “Getting to Zero” là chương trình nghị sự tổng thể nhằm phòng chống căn bệnh thế kỷ trong những năm tới. Nhưng tùy khu vực mà trọng tâm sẽ khác nhau, như châu Phi chọn trọng tâm là “Không còn người tử vong do AIDS.”
Mỗi khu vực có thể phát huy khả năng sáng tạo độc đáo của mình để mọi người dân nhận thức được rằng “Getting to Zero” là cần thiết. HIV/AIDS, một trong những cuộc khủng hoảng y tế lớn nhất đương đại, là vấn đề trọng tâm trong chương trình nghị sự của cộng đồng y tế toàn cầu.
Phó Giám đốc điều hành Chương trình chung của Liên hợp quốc về HIV/AIDS, Paul De Lay, nhấn mạnh các tiến bộ khoa học ngày nay đã tạo ra những thay đổi căn bản trong ngăn chặn và điều trị căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS. Điều quan trọng là tăng cường phản ứng của cộng đồng thế giới đối với các bệnh lây nhiễm để cứu hàng triệu người.
Trong công cuộc phòng chống HIV/AIDS, trong 30 năm qua, khi trường hợp HIV/AIDS đầu tiên được phát hiện, các nền tảng dịch vụ chuyên môn, công tác thông tin, phản ứng của cộng đồng đã phát triển và đạt được một số thành công nhất định.
Theo số liệu của Liên hợp quốc, trên thế giới hiện có 34 triệu người đã nhiễm virus HIV/AIDS. Nhu cầu khẩn cấp hòa nhập dịch bệnh thế kỷ này với các dịch vụ y tế khác đã được nhấn mạnh song hành với tầm quan trọng của việc hàng tỷ người được tiếp cận các dịch vụ y tế một cách bền vững và toàn diện.
Năm 1998, Liên hợp quốc quyết định lấy ngày 1/12 hàng năm làm Ngày Thế giới phòng chống AIDS để tôn vinh những người có công trong cuộc chiến chống căn bệnh thế kỷ và tưởng niệm hàng triệu người đã bị chết vì HIV/AIDS./.
(TTXVN/Vietnam+)