Nhằm đánh giá hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đếnphòng, chống xâm hại trẻ em và công tác phối hợp liên ngành trong thựchiện phòng, chống xâm hại trẻ em tại Việt Nam, trong hai ngày 15-16/12,tại Hà Nội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồngcủa Quốc hội phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế,Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc và Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuậtViệt Nam tổ chức hội thảo “Thúc đẩy hợp tác liên ngành phòng chốngxâm hại trẻ em ở Việt Nam.”
Khai mạc hộithảo, ông Đào Trọng Thi, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Vănhóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng tại Việt Nam, hiện tượng bạo lực, xâm hạitrẻ em diễn ra trong nhiều hoàn cảnh khác nhau với hình thức và đốitượng xâm hại trẻ em rất đa dạng, với mức độ và tính chất cho thấy sựxuống cấp đạo đức của một bộ phận dân cư trong xã hội.
Trong khi đó, cácvụ ngược đãi, bạo lực, xâm hại, bóc lột trẻ em... ít được cộng đồng chủđộng phát hiện, trình báo mà phần nhiều là do các phương tiện truyền tinphát hiện và tố giác trước công luận.
Theo ôngĐào Trọng Thi, tuy đã có những cố gắng song kết quả công tác thực thichính sách, pháp luật về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em vẫn chưa mangtính bền vững và đều khắp các địa phương, vùng miền trong cả nước.
Nhiều vấn đề chưa được giải quyết triệt để, trong đó có việc ngăn chặntình trạng xâm hại trẻ em đang có chiều hướng gia tăng.
Một số bộ, ngànhhữu quan và chính quyền địa phương vẫn chưa quan tâm thỏa đáng trongchỉ đạo và phối hợp hoạt động nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diệntrong công tác này.
Đại diện các bộ, ngành,cơ quan hữu quan, một số địa phương và các chuyên gia đến từ Quỹ Nhiđồng Liên hợp quốc, Trung tâm quốc tế về quyền trẻ em, Bệnh viện Nhi Hoàng gia Melbourn (Australia) và các tổ chức quốc tế khác đã trao đổi,chia sẻ kinh nghiệm về công tác bảo vệ trẻ em.
Trên cơ sở kinh nghiệmthực tiễn công tác của mình, các đại biểu đã thảo luận, làm sáng tỏnhững vấn đề đang vướng mắc trong công tác bảo vệ trẻ em nói chung vàcông tác phòng, chống xâm hại trẻ em nói riêng.
Từ đó, đề xuất nhữnggiải pháp thúc đẩy hợp tác liên ngành và nghiên cứu, kiến nghị Quốc hộiđiều chỉnh chính sách, pháp luật khi sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ, chămsóc, giáo dục trẻ em vào năm 2013.
Theo khảosát của Ủy ban Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhiđồng của Quốc hội, tình hình trẻ em bị bạo lực, xâm hại có chiều hướnggia tăng so với giai đoạn trước và có diễn biến phức tạp.
Năm 2005 có744 trẻ bị bạo lực, xâm hại, đến năm 2010 con số này là 1.245 em.
Bạolực học đường diễn ra với nhiều hình thức khác nhau, nhiều vụ có tínhchất nguy hiểm.
Hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em hiện còn nhiều hạn chế,hoạt động chưa hiệu quả. Nhiều địa phương chưa coi trọng công tác phòngngừa chủ động, chưa có giải pháp hữu hiệu ngăn chặn tình trạng trẻ em bịtổn thương, bị bóc lột sức lao động, bạo lực, xâm hại; thiếu trầm trọngnơi vui chơi, giải trí cho trẻ em.
Trong những đề xuất, kiến nghị củamình, Ủy ban này đề nghị Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất Chươngtrình hành động quốc gia về “Đổi mới phương pháp giáo dục đạo đức chohọc sinh và phòng chống bạo lực học đường giai đoạn 2021-2020;” rà soát,thẩm định điều kiện, cấp phép hoạt động, quản lý các “nhóm, lớp trẻ tưthục;” mở mã ngành đào tạo chức danh "bảo mẫu" cho giáo dục mầm non...
Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ Laođộng-Thương binh và Xã hội) Đặng Nam cho rằng, bảo vệ, chăm sóc, giáodục trẻ em là lĩnh vực quản lý xã hội liên quan chức năng, nhiệm vụ vàquyền hạn của nhiều bộ, ngành, lĩnh vực, đòi hỏi sự tham gia của các tổchức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, gia đình, nhà trường và cộngđồng; yêu cầu phối hợp liên ngành, liên cấp đồng bộ và hiệu quả.
Một sốkhuyến nghị đáng chú ý được ông Đặng Nam đưa ra là từ tiếp cận dựatrên giải quyết từng đối tượng, trẻ em hoàn cảnh đặc biệt chuyển sangbảo vệ quyền trẻ em có hệ thống, giải quyết các vấn đề xã hội liên quanđến trẻ em một cách đồng bộ, chuyên nghiệp. Từ chủ yếu can thiệp, giảiquyết hậu quả sang chủ động phòng, ngừa, phát hiện sớm nguy cơ; từ chủyếu chăm sóc tập trung bằng các dịch vụ bao cấp của nhà nước sang chămsóc tại gia đình, chăm sóc bằng gia đình thay thế, tại cộng đồng vớitrách nhiệm bảo trợ của nhà nước và hỗ trợ của xã hội....
Tiếp thu kinh nghiệm quốc tế, bà Vũ Thị Lệ Thanh, Cán bộ chươngtrình Phòng bảo vệ trẻ em Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc đề xuất cần cóquy trình rõ ràng cho công tác phòng ngừa, phát hiện, chuyển gửi, điềutra, đánh giá, can thiệp và giám sát.
Xây dựng quy trình và tiêu chíchính thức cho chăm sóc, nhận nuôi tạm thời, chăm sóc bởi họ hàng vàgiám hộ.
Cần tăng cường cơ chế điều phối, ăng cường ngân sách ở cácngành liên quan...Về hệ thống dịch vụ, dịch vụ phòng ngừa và một số dịchvụ can thiệp sớm cần được tập trung; tăng cường dịch vụ can thiệp vàphục hồi; hỗ trợ tâm lý-xã hội bên cạnh các hỗ trợ về tài chính và dịchvụ...
Nhấn mạnh vai trò các tổ chức dân sựtrong nước trong công tác bảo vệ trẻ em, ông Nguyễn Đình Tôn, Hội Bảo vệQuyền trẻ em Việt Nam cho rằng, nhờ chính sách xã hội hóa, những nămqua nhiều tổ chức xã hội, từ thiện ra đời góp phần đáng kể cùng nhà nướctrong bảo vệ trẻ em tại cộng đồng.
Tuy nhiên, các tổ chức xã hội làmviệc về trẻ em nhiều nhưng chưa mạnh mà nguyên nhân cơ bản nhất là thiếumột nhạc trưởng. Do đó, cần có một tổ chức-đơn vị có khả năng làm đầumối tổng hợp, phản ánh công tác bảo vệ trẻ em nói riêng, quyền trẻ emnói chung; có chuyên môn sâu, tầm ảnh hưởng lớn và bao quát.
Hội nghịsẽ tiếp tục diễn ra trong ngày 16/12./.