Nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Ukraine Mykola Azarov, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Ukraine tại Việt Nam tổ chức diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Ukraine.
Phát biểu khai mạc diễn đàn, Thủ tướng Ukraine Mykola Azarov cho rằng, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đang ở mức thấp so với tiềm năng hai bên và có thể nâng cao trong thời gian tới. Với sự tích cực của hai bên, chắc chắn hai nước sẽ nhanh chóng đi đến ký kết Hiệp định Thương mại tự do song phương. Khi đó, quan hệ hợp tác, kinh tế giữa hai bên sẽ được đơn giản hóa rất nhiều. Việt Nam và Ukraine có thể hợp tác sâu rộng hơn trên rất nhiều lĩnh vực như: chế tạo máy bay, đóng tàu, dược phẩm, nông nghiệp...
Đánh giá về tình hình hợp tác Việt Nam-Ukraine, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết: sự tăng trưởng kinh tế, thương mại vẫn còn khiêm tốn so với quan hệ và tiềm năng mong muốn của hai nước. Về tổng thể nền kinh tế, hai bên có nhiều điểm có thể hỗ trợ lẫn nhau để đầu tư phát triển nhiều ngành kinh tế mũi nhọn.
Để góp phần thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp hai nước, trong thời gian qua, Việt Nam đã chủ động xúc tiến thương mại, đầu tư, đẩy mạnh việc quảng bá về thị trường, doanh nghiệp, sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam cho các đối tác Ukraine.
Bên cạnh đó, Ukraine cũng chủ động giới thiệu với Việt Nam các doanh nghiệp có nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa, hợp tác kinh doanh với Việt Nam. Nhằm tăng cường hơn nữa hợp tác thương mại song phương, hai bên đang trao đổi, tiến tới tham vấn về khả năng đàm phán Hiệp định Thương mại tự do song phương. Hai bên cũng đang đàm phán, chuẩn bị ký kết Hiệp định hợp tác song phương trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Theo ông Dương Hoàng Minh, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu, Bộ Công Thương, Việt Nam và Ukraine đang hợp tác, đầu tư trên rất nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực công nghiệp, Viện Giproshakt (Ukraine) đã trúng thầu thiết kế mỏ than Khe Chàm 24 và mỏ núi Béo (Việt Nam).
Trong thời gian tới, dự kiến sau khi đi vào khai thác alumin tại mỏ boxit Tân Rai, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam sẽ mời phía Ukraine cử chuyên gia tới khảo sát tại mỏ để hợp tác trong lĩnh vực tận dụng chất thải bùn đỏ. Trong lĩnh vực xây dựng, Ukraine đã thực hiện tư vấn thiết kế cho một số công trình thủy điện như Se San 3A, Se San 4, Nậm Chiến... và cung cấp các thiết bị cho nhà máy điện.
Hiện các bộ ngành giữa hai nước đang thỏa thuận nhiều hợp tác để phát triển trong nhiều lĩnh vực như kiểm dịch thực vật, thẩm định đăng ký lưu hành thuốc, đào tạo, công nghệ sinh học... Tại diễn đàn, hai bên đã cung cấp, giới thiệu cho nhau các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên các lĩnh vực có thế mạnh của mỗi nước.
Từ năm 2011, thương mại song phương Việt Nam-Ukraine đã có xu hướng tăng trở lại. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước năm 2011 đạt xấp xỉ 300 triệu USD, tăng 17,1% so với năm 2010.
Trong 9 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất nhập khẩu song phương đạt 198 triệu USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó, xuất khẩu của Việt Nam đạt 153 triệu USD, tăng 13,8%; xuất khẩu của Ukraine đạt 45 triệu USD, tăng 15,3%.
Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang Ukraine các mặt hàng: thủy sản, dệt may, điện thoại động, giày dép, rau quả, sau su, gạo, hạt tiêu... và nhập khẩu lúa mỳ, hóa chất, phân bón, sắt thép, máy móc - thiết bị - phụ tùng, phương tiên vận tải... từ Ukraine./.
Phát biểu khai mạc diễn đàn, Thủ tướng Ukraine Mykola Azarov cho rằng, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước đang ở mức thấp so với tiềm năng hai bên và có thể nâng cao trong thời gian tới. Với sự tích cực của hai bên, chắc chắn hai nước sẽ nhanh chóng đi đến ký kết Hiệp định Thương mại tự do song phương. Khi đó, quan hệ hợp tác, kinh tế giữa hai bên sẽ được đơn giản hóa rất nhiều. Việt Nam và Ukraine có thể hợp tác sâu rộng hơn trên rất nhiều lĩnh vực như: chế tạo máy bay, đóng tàu, dược phẩm, nông nghiệp...
Đánh giá về tình hình hợp tác Việt Nam-Ukraine, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết: sự tăng trưởng kinh tế, thương mại vẫn còn khiêm tốn so với quan hệ và tiềm năng mong muốn của hai nước. Về tổng thể nền kinh tế, hai bên có nhiều điểm có thể hỗ trợ lẫn nhau để đầu tư phát triển nhiều ngành kinh tế mũi nhọn.
Để góp phần thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp hai nước, trong thời gian qua, Việt Nam đã chủ động xúc tiến thương mại, đầu tư, đẩy mạnh việc quảng bá về thị trường, doanh nghiệp, sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam cho các đối tác Ukraine.
Bên cạnh đó, Ukraine cũng chủ động giới thiệu với Việt Nam các doanh nghiệp có nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa, hợp tác kinh doanh với Việt Nam. Nhằm tăng cường hơn nữa hợp tác thương mại song phương, hai bên đang trao đổi, tiến tới tham vấn về khả năng đàm phán Hiệp định Thương mại tự do song phương. Hai bên cũng đang đàm phán, chuẩn bị ký kết Hiệp định hợp tác song phương trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Theo ông Dương Hoàng Minh, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu, Bộ Công Thương, Việt Nam và Ukraine đang hợp tác, đầu tư trên rất nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực công nghiệp, Viện Giproshakt (Ukraine) đã trúng thầu thiết kế mỏ than Khe Chàm 24 và mỏ núi Béo (Việt Nam).
Trong thời gian tới, dự kiến sau khi đi vào khai thác alumin tại mỏ boxit Tân Rai, Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam sẽ mời phía Ukraine cử chuyên gia tới khảo sát tại mỏ để hợp tác trong lĩnh vực tận dụng chất thải bùn đỏ. Trong lĩnh vực xây dựng, Ukraine đã thực hiện tư vấn thiết kế cho một số công trình thủy điện như Se San 3A, Se San 4, Nậm Chiến... và cung cấp các thiết bị cho nhà máy điện.
Hiện các bộ ngành giữa hai nước đang thỏa thuận nhiều hợp tác để phát triển trong nhiều lĩnh vực như kiểm dịch thực vật, thẩm định đăng ký lưu hành thuốc, đào tạo, công nghệ sinh học... Tại diễn đàn, hai bên đã cung cấp, giới thiệu cho nhau các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên các lĩnh vực có thế mạnh của mỗi nước.
Từ năm 2011, thương mại song phương Việt Nam-Ukraine đã có xu hướng tăng trở lại. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước năm 2011 đạt xấp xỉ 300 triệu USD, tăng 17,1% so với năm 2010.
Trong 9 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất nhập khẩu song phương đạt 198 triệu USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó, xuất khẩu của Việt Nam đạt 153 triệu USD, tăng 13,8%; xuất khẩu của Ukraine đạt 45 triệu USD, tăng 15,3%.
Việt Nam xuất khẩu chủ yếu sang Ukraine các mặt hàng: thủy sản, dệt may, điện thoại động, giày dép, rau quả, sau su, gạo, hạt tiêu... và nhập khẩu lúa mỳ, hóa chất, phân bón, sắt thép, máy móc - thiết bị - phụ tùng, phương tiên vận tải... từ Ukraine./.
Bích Hồng (TTXVN)