Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) đã thúc đẩy "Khuôn khổ toàn cầu mới về các dịch vụ khí hậu" như là một công cụ quan trọng chống hạn hán và suy thoái đất nhằm tăng cường cung cấp các thông tin khí hậu phong phú, kịp thời và thích hợp cho tất cả các nước và các cộng đồng.
Khuôn khổ toàn cầu mới này đặt an ninh lương thực và nguồn nước là ưu tiên cao nhất.
Tổng Thư ký WMO, Michel Jarraud, khẳng định các tiến bộ khoa học đã đặt nền móng cho việc lập ra các chính sách hiệu quả hơn trong chống và xử lý hạn hán, sa mạc hóa và suy thoái đất.
Những thách thức của biến đổi khí hậu làm tăng tính cấp bách của tiến trình biến những thành tựu khoa học thành thực tế hành động.
Tiến bộ khoa học đảm bảo tính chính xác của các dự báo thời tiết nhưng các thông tin này đã không đến được những người cần nó nhất.
Khuôn khổ toàn cầu mới về các dịch vụ khí hậu là nền tảng thường trực điều chỉnh thực trạng này và gắn người cung cấp thông tin với người sử dụng thông tin khí hậu, góp phần hòa nhập tốt hơn các chính sách xử lý hạn hán, tích cực làm giảm nguy cơ thảm họa hơn là phản ứng thụ động trước khủng hoảng.
WMO phối hợp và hợp tác chặt chẽ với Hội nghị các bên của Công ước Liên hợp quốc chống sa mạc hóa (UNCCD) phát triển Chương trình xử lý hạn hán hợp nhất với Đối tác Nước toàn cầu để cung cấp các hướng dẫn chính sách và phối hợp toàn cầu các nguồn tri thức khoa học với các thực tiễn tốt nhất về xử lý nguy cơ hạn hán.
Theo số liệu của Liên hợp quốc, do những mô hình biến đổi không gian và thời gian của nhiệt độ, mưa nhiệt đới, gió và ánh nắng Mặt Trời, biến đổi khí hậu sẽ ngày càng làm trầm trọng hơn nữa nạn sa mạc hóa.
Các nước cần thừa nhận thực tế là các kinh nghiệm liên quan khí hậu sẽ không còn đúng trong tương lai.
Ủy ban liên chính phủ của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu dự báo khả năng Trái Đất sẽ nóng lên từ 2,4-6,4 độ C vào cuối thế kỷ này khiến các khu vực bị hạn hán sẽ tăng nhanh.
Ngay cả khi không có biến đổi khí hậu, nạn suy thoái đất vẫn đặc biệt nghiêm trọng vì chỉ có 11% diện tích bề mặt Trái Đất phải nuôi sống dân số toàn cầu 7 tỷ người hiện nay.
Lưu lượng nước hàng năm của các dòng sông trên thế giới được dự báo tăng 10-40% ở các khu vực nhiệt đới và vĩ độ cao nhưng sẽ giảm 10-30% ở các khu vực khô hạn vĩ độ thấp và cận nhiệt đới. Vì vậy, các lưu vực sông trên thế giới, một thời từng là cái nôi của các nền văn minh, có thể sẽ không còn màu mỡ nữa./.
Khuôn khổ toàn cầu mới này đặt an ninh lương thực và nguồn nước là ưu tiên cao nhất.
Tổng Thư ký WMO, Michel Jarraud, khẳng định các tiến bộ khoa học đã đặt nền móng cho việc lập ra các chính sách hiệu quả hơn trong chống và xử lý hạn hán, sa mạc hóa và suy thoái đất.
Những thách thức của biến đổi khí hậu làm tăng tính cấp bách của tiến trình biến những thành tựu khoa học thành thực tế hành động.
Tiến bộ khoa học đảm bảo tính chính xác của các dự báo thời tiết nhưng các thông tin này đã không đến được những người cần nó nhất.
Khuôn khổ toàn cầu mới về các dịch vụ khí hậu là nền tảng thường trực điều chỉnh thực trạng này và gắn người cung cấp thông tin với người sử dụng thông tin khí hậu, góp phần hòa nhập tốt hơn các chính sách xử lý hạn hán, tích cực làm giảm nguy cơ thảm họa hơn là phản ứng thụ động trước khủng hoảng.
WMO phối hợp và hợp tác chặt chẽ với Hội nghị các bên của Công ước Liên hợp quốc chống sa mạc hóa (UNCCD) phát triển Chương trình xử lý hạn hán hợp nhất với Đối tác Nước toàn cầu để cung cấp các hướng dẫn chính sách và phối hợp toàn cầu các nguồn tri thức khoa học với các thực tiễn tốt nhất về xử lý nguy cơ hạn hán.
Theo số liệu của Liên hợp quốc, do những mô hình biến đổi không gian và thời gian của nhiệt độ, mưa nhiệt đới, gió và ánh nắng Mặt Trời, biến đổi khí hậu sẽ ngày càng làm trầm trọng hơn nữa nạn sa mạc hóa.
Các nước cần thừa nhận thực tế là các kinh nghiệm liên quan khí hậu sẽ không còn đúng trong tương lai.
Ủy ban liên chính phủ của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu dự báo khả năng Trái Đất sẽ nóng lên từ 2,4-6,4 độ C vào cuối thế kỷ này khiến các khu vực bị hạn hán sẽ tăng nhanh.
Ngay cả khi không có biến đổi khí hậu, nạn suy thoái đất vẫn đặc biệt nghiêm trọng vì chỉ có 11% diện tích bề mặt Trái Đất phải nuôi sống dân số toàn cầu 7 tỷ người hiện nay.
Lưu lượng nước hàng năm của các dòng sông trên thế giới được dự báo tăng 10-40% ở các khu vực nhiệt đới và vĩ độ cao nhưng sẽ giảm 10-30% ở các khu vực khô hạn vĩ độ thấp và cận nhiệt đới. Vì vậy, các lưu vực sông trên thế giới, một thời từng là cái nôi của các nền văn minh, có thể sẽ không còn màu mỡ nữa./.
(TTXVN/Vietnam+)